Đăng nhập để cập nhật những mặt hàng mới nhất!

We'll not spam mate! We promise.

8/05/2013

Kiếm khách kinh đô - Phần 4





Kiếm khách kinh đô - Phần 3




Có cô gái nào đang khóc?

Con gái, không nhiều thì ít, cá tính mạnh mẽ đến mấy, cũng vài lần điêu đứng vì một chàng trai. Đừng chối, đừng tự vệ, đừng giấu lòng, tự tim em, em biết.
Có những người, yêu thương mãnh liệt, dám nói, dám chịu, dám vượt qua. Có những cô gái chỉ nháy mắt đã chẳng còn một tí vấn vương tình cũ. Người đến, kẻ đi. Đấy là quy luật. Họ chấp nhận, và không suy nghĩ nhiều.
Một số cô gái khác, bướng bỉnh hơn, lì lợm hơn, cố chấp hơn, đáng thương hơn. Họ, cứ sống qua ngày, vẫn cười nói, vẫn than thở mình FA, vẫn hí hửng cùng chúng bạn mơ về một bạch mã hoàng tử quỳ gối cầu hôn mình, mơ đủ thứ, nhưng tim vẫn đau đáu hướng về một người mà bỏ qua tất cả các chàng trai có thể hiện thực hóa giấc mơ của họ. Họ, biết tỏng chàng trai ấy đang làm gì, đang giành tình cảm cho ai, đang đối xử với họ thế nào. Bạn tin là họ biết không? Có gì mà không, linh cảm của con gái, giác quan của con gái, bạn cứ thử mà xem. Họ, không phải không biết ghen, không phải không biết giận, cũng không phải không quan tâm, chỉ là, họ âm thầm chịu đựng, chỉ với chút hy vọng rằng ai kia rồi sẽ hiểu cho những tâm tư của mình, rồi sẽ lại thắm nồng như thuở tình còn trong.
Biết rằng cố níu hy vọng cũng chỉ làm đau mình thêm, rồi trái tim cứ ngày qua ngày bị cứa rách, nham nhở, đầy tổn thương, nhưng cứ dặn lòng, biết đâu ngày mai sẽ khác. Họ, dù có bị chàng trai kia làm tổn thương cỡ nào, cũng chỉ có thể vì chàng trai ấy mới nở được nụ cười tươi tắn, hạnh phúc nhất mà thôi.
Dặn lòng là quên đi, nhưng yếu lòng vẫn nhớ nhung, vẫn âm thầm theo dõi, rồi lại âm thầm đau khổ không thể thốt lên, vì tiếng lòng con gái, đâu thể lúc nào cũng bô bô cho thiên hạ biết mình đang khổ sở. Chỉ là, đôi lúc, trong mơ, nước mắt cứ tự chảy dài. Rồi trời cũng sẽ sáng, phải không?
Có cô gái nào đang khóc?

[Tiểu thuyết] Miyamoto Musashi - Quyển 1 Chương 1: Tiếng chuông

Takezo nằm giữa những xác chết. Xác nhiều lắm, có đến hàng ngàn chứ không ít. Hắn thấy thế giới xung quanh hắn đảo lộn, quay cuồng, dường như điên khùng hết cả. Kiếp người thật quá mong manh, chẳng khác gì chiếc lá thu, mặc cho gió đưa đẩy.

Cũng như những xác chết bất động nằm kia, Takezo phó mặc mưa nắng hành hạ. Chưa bao giờ hắn thấy yếu đến thế. Hắn tự hỏi không biết đã nằm đây từ bao giờ, thử cất đầu lên nhưng cố lắm cũng chỉ khỏi mặt đất được chừng non tấc.
Ruồi bay vo ve trên đầu. Takezo định đưa tay xua nhưng không đủ sức. Tay hắn cứng đơ, chỉ vài ngón là còn cử động. “Có lẽ mình nằm đây khá lâu rồi. Chẳng biết bị thương ở những chỗ nào”, hắn thầm nghĩ.
Mây đen từng đám, thấp và nặng những đe dọa đuổi nhau trên bầu trời u ám. Đêm trước, có trận mưa lớn đổ như trút lên đồng cỏ Sekigahara này, bây giờ tuy quá ngọ nhưng thỉnh thoảng vẫn còn những giọt mưa lớn lộp bộp rơi lên chiếc áo vải thô bết bùn và máu hắn đang mặc.

5 liệu pháp tâm lý tồi tệ nhất lịch sử

Cắt các bộ phận cơ thể, khoan xương, phẫu thuật thùy não... là những phương pháp được áp dụng để chữa bệnh rối loạn tâm thần.

Tâm thần học là một ngành y khoa chuyên về nghiên cứu và điều trị các hiện tượng và chứng bệnh rối loạn tâm thần. Trong lịch sử, phương pháp điều trị tâm thần là một trong những yếu tố khiến nhiều bệnh nhân tử vong nhất. Có một phần không nhỏ bệnh nhân tử vong là do họ được áp dụng sai phương pháp điều trị. Dưới đây là 5 phương pháp điều trị tâm thần tồi tệ nhất trong lịch sử.

1. Cắt bỏ phần bị nhiễm bệnh

Bác sĩ Henry Cotton là một bác sĩ tâm thần - người có lẽ thậm chí còn “điên” hơn cả các bệnh nhân của ông. Ông cho rằng, rối loạn tâm thần thực sự do nhiễm trùng gây ra. Do đó, phương thuốc ông đưa ra chỉ đơn giản là cắt bỏ các phần bị nhiễm bệnh của cơ thể. 

Trong khoảng thời gian từ 1907 - 1930, trong bệnh viện tâm thần của mình, ông đã tra tấn phần lớn bệnh nhân theo cách này. Ông nhổ răng của bệnh nhân, sau đó, khi thấy bệnh tình chưa thuyên giảm, ông không ngần ngại cắt bỏ các bộ phận khác. Kết quả là, chỉ có 50% người bệnh sống sót theo phương pháp điều trị này. 

2. Khoan xương

Khoan xương đã tồn tại trong một thời gian dài cùng lịch sử. Những người nguyên thủy cũng đã từng sử dụng nó như một phương pháp chữa trị bất cứ bệnh gì liên quan đến đầu, từ đau đầu cho đến các vết thương hở. Họ cố gắng tìm cách khoan vào trong hộp sọ của người bệnh để khám phá xem người đó mắc bệnh gì. Tất nhiên, người bệnh sẽ không thể chịu nổi phẫu thuật kiểu này và tử vong. 

3. Phẫu thuật thùy não

Đây là một trong những phương pháp y học tồi tệ nhất từng được phát minh. Antonio Egas Moniz đã cho rằng, các vấn đề tâm thần có nguồn gốc bắt đầu từ thùy não. Vì vậy, ông đã quyết định thử nghiệm trên bệnh nhân của mình. 

Lý thuyết của ông là cắt bỏ thùy não để kiềm chế các rối loạn, khiến bệnh nhân trở nên bình tĩnh và sẵn sàng trở lại cuộc sống. Sau ca phẫu thuật, quả nhiên bệnh nhân bớt hoảng loạn, phá phách và trở nên trầm tính hơn hẳn. Thật không may, ông đã nhầm, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân mất luôn bản ngã và khả năng cân bằng của mình, trở nên vô cảm. 

Thế nhưng chờ đến khi các bác sĩ phẫu thuật thần kinh tẩy chay liệu pháp dã man này thì cũng đã có tới gần 70.000 người trên toàn thế giới trở thành nạn nhân của nó, trong số đó có cả em gái của cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy. Phương pháp này hiện nay đã chính thức bị bãi bỏ trên toàn thế giới vì lý do thiếu tính khoa học.

4. Sốc điện

Một trong những phương pháp điều trị tâm thần tồi tệ nhất là sốc điện. Sốc điện lần đầu tiên được sử dụng bởi bác sĩ Ugo Cerletti và Lucio Bini năm 1938, bệnh nhân đã phải chịu đựng dòng điện lên đến 400V đi qua não. 

Điều này có thể khiến bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ cũng như gặp thương tổn lâu dài về não bộ. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn có nhiều bác sĩ tâm thần từ chối thừa nhận các tác dụng phụ của sốc điện. Phương pháp này vẫn được sử dụng như một hướng điều trị với sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà.

5. Hôn mê cảm sinh

Làm thế nào để "hôn mê" trở thành một liệu pháp chữa trị? Đây là những gì bác sĩ Manfred Sekel đã nghĩ khi ông lần đầu tiên thử nghiệm liệu pháp này trên một bệnh nhân nghiện ma túy. Ông đã cho bệnh nhân dùng một lượng lớn insulin, khiến cô rơi vào tình trạng hôn mê. Khi cô thức dậy, cô tuyên bố mình đã trải qua một phương pháp điều trị kỳ diệu. Điều này đã mang lại sự nổi tiếng cho vị bác sĩ “điên” này. 

Trong một thời gian dài, phương pháp điều trị này đã được áp dụng trên rất nhiều bệnh nhân tâm thần, nhưng nó đã bị buộc ngừng lại khi phát hiện, một số bệnh nhân có suy nghĩ kì lạ về cái chết do sử dụng quá liều insulin. 


Người ích kỷ sẽ tuyệt chủng


Trong quá trình tiến hóa, sự ích kỷ là một đặc điểm dễ bị mất và sớm hay muộn, người có bản tính này sẽ biến mất giống như bị tuyệt chủng.


Nghiên cứu trên được các nhà khoa học Đại học bang Michigan, Mỹ công bố trên tạp chí Nature Communications. Ông Christoph Adami, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, quá trình tiến hóa sẽ trừng phạt bạn nếu bạn ích kỷ và hẹp hòi. 
Trong thời gian ngắn và với các đối thủ cụ thể thì những người ích kỷ có thể thành công hơn. Tuy nhiên sự ích kỷ là điều không bền vững trong quá trình tiến hóa. Kết luận này đi ngược lại với “Định thức Zero”, một lý thuyết cho rằng, người ích kỷ luôn thành công trước những người biết hợp tác.
Nghiên cứu được các nhà khoa học thực hiện ở hai tù nhân là bạn thân. Theo đó, một trong hai người phải tố cáo người còn lại có tội. Người tố cáo sẽ được tự do còn người kia sẽ bị tù 6 tháng. Nếu hai người cùng tố cáo nhau thì cả hai cùng bị tù ba tháng, trường hợp cả hai đều im lặng thì họ chỉ ngồi tù tối đa một tháng.
Trong lúc bị tạm giam, nếu hai tù nhân nói chuyện với nhau thì điều đó có thể tạo dựng sự tin tưởng và nhiều khả năng họ sẽ hợp tác với nhau, vì cả hai chỉ ngồi tù một tháng. Tuy nhiên nếu họ không được phép trao đổi với nhau, thì chiến lược tốt nhất là tố cáo người kia, vì nó đảm bảo người tố cáo không bị ngồi tù lâu.
Nhóm khoa học còn sử dụng mô hình máy tính để chạy hàng ngàn trò chơi nhằm xác định “Định thức Zero” hay tính ích kỷ sẽ giúp người chơi chiến thắng đối thủ.
Ông Arend Hintze, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, cách duy nhất để “Định thức Zero” có thể tồn tại là con người phải hiểu đối thủ của họ. Ngay cả khi người ích kỷ liên tục thành công, thì về lâu dài họ vẫn phải tiến hóa thoát khỏi "Định mức Zero" để có thể hợp tác với nhau.
Theo các nhà khoa học, giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong sự hợp tác và cũng là lý do chính để con người thiết lập mối quan hệ với nhau. Họ tin rằng có 5 cơ chế độc lập thúc đẩy sự hợp tác, trong đó những người có xu hướng hợp tác với nhau thường tránh xa những kẻ ích kỷ.

Thích cậu một chút thôi… - Kỳ I

Nhi ngắm nhìn mình trong bộ váy trắng trong túi đồ Nam dúi vào tay lúc nãy, một cô bé khác lạ nào đó đang mỉm cười với Nhi, nụ cười trong veo như màu nắng, mắt hiền hòa lấp lánh vui.


Nhớ người yêu cũ, anh có giận em không?

Anh à, em đã cố dằn vặt em biết bao nhiêu, em vẫn chưa quên được anh ạ, dẫu biết người ta giờ chỉ là kỉ niệm, nhưng là 1 vết đâm sâu vào trái tim em rồi, nó đã lành nhưng lại để lại cái sẹo quá lớn, để rồi trở trời, để rồi đôi lúc em chông chênh nhớ, nhớ tới người ta thật nhiều, nỗi nhớ da diết bám lấy em...
***
Gửi tới Huhu của em!
Mưa! mưa nặng hạt, từng giọt mưa mỏng manh rớt ướt nhẹp trên từng ngóc ngách và tận sâu vào lòng em, một chút buồn nhẹ, nhưng nhói..
Anh đến làm sống dậy bao yêu thương trong em, em đã giấu tình yêu của em thật sâu vào tận cùng đáy của trái tim, em đã nhủ lòng mình hãy để tang tình yêu, tình đầu của em một thời gian, thế mà em lại không ngừng thổn thức trước anh, em hư hỏng quá phải không anh?




Anh à, em đã cố dằn vặt em biết bao nhiêu, em vẫn chưa quên được anh ạ, dẫu biết người ta giờ chỉ là kỉ niệm, nhưng là 1 vết đâm sâu vào trái tim em rồi, nó đã lành nhưng lại để lại cái sẹo quá lớn, để rồi trở trời, để rồi đôi lúc em chông chênh nhớ, nhớ tới người ta thật nhiều, nỗi nhớ da diết bám lấy em...
Em xin lỗi, ngàn lần xin lỗi anh, vì đôi khi đi với anh, cầm tay anh mà em lại nhớ tới người ta, em biết anh sẽ buồn khi đọc những dòng này, nhưng biết sao được hả anh...em có lỗi với anh, nếu là lỗi, chắc người ta ra đi lại để cho em 1 dấu vết gắn sâu vào tim em đến ghê gớm thế kia
Anh à, em nhớ người ta, mưa nặng hạt, nỗi nhớ lại càng da diết hơn, nỗi nhớ bám lấy em không rời anh ạ, em đã muốn hét lên cho khuây khỏa, nhưng anh à, nỗi nhớ này chỉ dành cho hoài niệm, những kỉ niệm, chỉ vậy thôi anh ạ, em tin anh sẽ hiểu cho nỗi lòng em!
Anh à, em nhớ người yêu cũ, anh có giận em không? Em đã nhớ, để biết em đã yêu như thế nào,để em còn tiếp tục với anh,tình yêu hiện tại và cả tương lai của em nữa
Anh à, nỗi nhớ trong em không kiểm soát được nữa, sao em lại nhớ tới ngưỡi cũ lúc này mà không phải là anh hả anh? Có phải em đang điên rồ không hả anh? Anh yêu em, em cũng vậy cơ mà, nhưng sao em lại nhớ người ta? Tự em cũng không trả lời được nữa, đau lắm anh ạ, nhớ tới người đã bỏ rơi mình, cảm giác thật tệ...
Đôi lúc em giật mình tớ người ta, tội lỗi lắm, khi em đang trong vòng tay anh mà lại nhớ người khác, có những nỗi nhớ đáng lẽ ra phải chấm hết, nhưng cứ mãi lê thê ...nhớ vớ vẩn rồi lại nhớ thật nhiều.
Bởi quên nhau là điều không thể, bởi không ai có thể quên được 1 người đã từng hiện hữu trong trái tim mình cả anh ạ
Em xin lỗi anh, dẫu nhớ ngàn lần cũng thế thôi phải không anh, người em yêu vẫn là anh.
Có lẽ là giờ là đến lúc em mở của trái tim em, để hình bóng người ta ra khỏi trái tim, để chỉ còn anh ở lại, những kỉ niệm yêu thương năm nào đã trở thành quá khứ rồi, hãy cho nó qua, cho người ta ở bên kia thế giới được thanh thản phải không anh, và để em được yêu thêm 1 lần nữa, vết sẹo lại lên da non, 1 chút đau nhưng sẽ mau khỏi thôi, em tin anh sẽ dìu em đi đên nơi hạnh phúc, để em không còn nhớ người ta nữa, chỉ nhớ mỗi anh thôi.....vì trái tim em có anh!
Đừng giận em, anh nhé!