8/12/2013
BÀ LÃO ĂN MÀY VÀ ĐỨA BÉ
Bà lão chống gậy, một tay cầm mảnh
gáo dừa đứng trước cửa mọi nhà xin của bố thí. Tiếng con chó nhà chủ
rít lên nghe khác thường, quyết liệt hơn mọi khi. Một chú bé chừng năm
tuổi đứng gần bà lão, trên tay …cầm chiếc kẹo đứng xem bà chăm chú.
*
Có lẽ vì nó không có bà hay cụ,nên bà lão đã khiến nó nhìn bà chăm chú đến thế. Cái tiếng chó sủa như té tát cũng chẳng làm bà lão sợ. Vẫn mảnh gáo dừa chìa ra phía trước. Cái mảnh gáo dừa vỡ tướp, như bóng lên dưới thời gian của đủ các loại ngọc thực – Chắc cầm nó khi đói cũng nặng.
Ở trong sân một tiếng người trung tuổi vọng ra:
- Khổ lắm! Nhà này chẳng có gì đâu!
Lời nói ấy như một thông điệp quen thuộc. Tiếng chó thôi sủa, sự yên tĩnh trở lại nơi ngõ nhỏ. Bà lão lặng lẽ cầm mảnh gáo ra đi. Cái lưng còng như gánh trên thân bà bao mảnh áo quần rách tướp sói lở theo thời gian. Đôi tay gầy gò nhăn nheo, rạn nứt như chứa đựng bao buồn đau cuộc đời.
Thằng bé cũng lặng lẽ ngơ ngác theo bà lão ra đầu ngõ. Chợt rất nhanh nó tiến tới gần bà. Như có lực hút. Nó đưa biếu bà lão chiếc kẹo đang cầm trên tay.
Bà lão cũng ngơ ngác như như chính khi nó ào tới:
- Ôi! Tôi xin cảm ơn cậu. Và trong mảnh gáo dừa run run kia có một cái kẹo.Thằng bé chạy ào đi như trốn sự nuối tiếc.
Ngày hôm sau, vẫn trên lối ngõ nhỏ ấy, tiếng chó lại cồn lên huyên náo. Và bà lão lại ra đi với mảnh gáo dừa trống rỗng. Tới đầu ngõ, vẫn thằng bé hôm qua ngơ ngác theo bà. Nhưng lần này, nó mạnh dạn hơn, tiến tới bên bà lão, trên tay nhỏ còn lại nửa chiếc quẩy đang ăn dở.
- Cháu cho bà – Nó nhẹ nhàng đặt vào lòng gáo.
Tấm lưng còng như rung lên:
- Ôi! Xin cảm ơn cậu. Nó nhẹ nhàng bay đi, trong mắt còn ánh lên một niềm vui nhỏ. Và cứ thế, ngày nọ qua ngày kia, hai cực của hai kiếp người nhỏ nhoi ấy như tiến gần lại nhau hơn.
Tiếng chó vẫn sủa!
Song một hôm, trước cái ngõ nhỏ ấy. Thằng bé tần ngần nhìn bà lão, họ đang tiến đến gần nhau, song trong ánh mắt thằng bé, một nỗi ân hận, thiếu vắng như chìm xuống. Trên tay nó trống không, bất lực, đôi mắt buồn bã hướng xuống con đường nhỏ.
- Cảm ơn cậu! – Tiếng bà lão nói rất khẽ, như chỉ để cho họ nghe thấy. – Bà muốn biếu cháu một thứ! – Trên tay già nua hướng về phía thằng bé, một mảnh nhựa đỏ có in hình đức Phật.
- Bà biếu cháu chút quà.
Trong tay thằng bé vẫn cầm chặt mảnh nhựa, tần ngần nhìn theo bóng bà già khuất dần trên lối xóm. Và mãi những ngày về sau, trong xóm nhỏ, không còn ai nghe tiếng sủa của con chó thường cắn, có lẽ nó đã già và chết.
Nhưng trước ngõ, thằng bé vẫn nô đùa cùng các bạn. Trên cổ nó, cái mảnh nhựa đỏ có in hình đức Phật, như bay theo những nô đùa của lũ trẻ trong không gian.
*
Có lẽ vì nó không có bà hay cụ,nên bà lão đã khiến nó nhìn bà chăm chú đến thế. Cái tiếng chó sủa như té tát cũng chẳng làm bà lão sợ. Vẫn mảnh gáo dừa chìa ra phía trước. Cái mảnh gáo dừa vỡ tướp, như bóng lên dưới thời gian của đủ các loại ngọc thực – Chắc cầm nó khi đói cũng nặng.
Ở trong sân một tiếng người trung tuổi vọng ra:
- Khổ lắm! Nhà này chẳng có gì đâu!
Lời nói ấy như một thông điệp quen thuộc. Tiếng chó thôi sủa, sự yên tĩnh trở lại nơi ngõ nhỏ. Bà lão lặng lẽ cầm mảnh gáo ra đi. Cái lưng còng như gánh trên thân bà bao mảnh áo quần rách tướp sói lở theo thời gian. Đôi tay gầy gò nhăn nheo, rạn nứt như chứa đựng bao buồn đau cuộc đời.
Thằng bé cũng lặng lẽ ngơ ngác theo bà lão ra đầu ngõ. Chợt rất nhanh nó tiến tới gần bà. Như có lực hút. Nó đưa biếu bà lão chiếc kẹo đang cầm trên tay.
Bà lão cũng ngơ ngác như như chính khi nó ào tới:
- Ôi! Tôi xin cảm ơn cậu. Và trong mảnh gáo dừa run run kia có một cái kẹo.Thằng bé chạy ào đi như trốn sự nuối tiếc.
Ngày hôm sau, vẫn trên lối ngõ nhỏ ấy, tiếng chó lại cồn lên huyên náo. Và bà lão lại ra đi với mảnh gáo dừa trống rỗng. Tới đầu ngõ, vẫn thằng bé hôm qua ngơ ngác theo bà. Nhưng lần này, nó mạnh dạn hơn, tiến tới bên bà lão, trên tay nhỏ còn lại nửa chiếc quẩy đang ăn dở.
- Cháu cho bà – Nó nhẹ nhàng đặt vào lòng gáo.
Tấm lưng còng như rung lên:
- Ôi! Xin cảm ơn cậu. Nó nhẹ nhàng bay đi, trong mắt còn ánh lên một niềm vui nhỏ. Và cứ thế, ngày nọ qua ngày kia, hai cực của hai kiếp người nhỏ nhoi ấy như tiến gần lại nhau hơn.
Tiếng chó vẫn sủa!
Song một hôm, trước cái ngõ nhỏ ấy. Thằng bé tần ngần nhìn bà lão, họ đang tiến đến gần nhau, song trong ánh mắt thằng bé, một nỗi ân hận, thiếu vắng như chìm xuống. Trên tay nó trống không, bất lực, đôi mắt buồn bã hướng xuống con đường nhỏ.
- Cảm ơn cậu! – Tiếng bà lão nói rất khẽ, như chỉ để cho họ nghe thấy. – Bà muốn biếu cháu một thứ! – Trên tay già nua hướng về phía thằng bé, một mảnh nhựa đỏ có in hình đức Phật.
- Bà biếu cháu chút quà.
Trong tay thằng bé vẫn cầm chặt mảnh nhựa, tần ngần nhìn theo bóng bà già khuất dần trên lối xóm. Và mãi những ngày về sau, trong xóm nhỏ, không còn ai nghe tiếng sủa của con chó thường cắn, có lẽ nó đã già và chết.
Nhưng trước ngõ, thằng bé vẫn nô đùa cùng các bạn. Trên cổ nó, cái mảnh nhựa đỏ có in hình đức Phật, như bay theo những nô đùa của lũ trẻ trong không gian.
EM NỢ ANH
Nó biết anh trong một lần cúp học bất thành, và anh là cái thằng trưởng ban nề nếp tác phong phá bĩnh sự nghiệp vĩ đại của nó.
Mà trốn nhiều thì bị bắt lại nhiều, dần dần nó trở thành ''khách quen'' của văn phòng, không thèm cúp nữa mà ở hẳn trong văn phòng tán phét với anh. Tán phét mãi rồi thành quen, ngày nào chán học cũng viết giấy phép xin nghỉ 2 tiết cuối rồi tự giác lên văn phòng ngồi. Thân nhau từ bao giờ chẳng biết.
- Tiền ơi có nhớ ví không? Ví thì há miệng ngồi trông tiền về. Tiền đi chẳng giữ lời thề, đi rồi đi mãi có về nữa đâu!
- Lại viêm màng túi đầu tháng à?
- Hiuhiu, anh được thì cho em xin, hay là anh để làm tin trong nhà?
- Thôi cái thơ văn củ chuối kia đi, em còn nợ anh 12 nghìn tám trăm đồng chưa trả kìa!
- Việt Nam đồng làm gì có 800đ? Phét tó vừa thôi!
- Hôm đấy cô đi mua đồ trong siêu thị nhé!
Lấy hẳn 20 nghìn của anh mua gói kẹo chocolate, tiền dư đưa lại hẳn 7 nghìn hai trăm đồng luôn nhé!
- Người đâu mà tính toán chi li thế? Cứ xoen xoét cái mồm mà kể í?
- Không kể để em nuốt luôn à?
- Đồ keo kiệt, hừhừ... Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...
Nó dẩu môi, tay cầm bút vẽ bậy lên mặt bàn sạch sẽ
- Tiền giặt mặt bàn gồm tiền nước, tiền điện, tiền Omo, tiền Comfort, cả tiền thuê dây phơi nữa, cứ chịu khó vẽ đi rồi tính hẳn vào tiền nợ nhé! Có nghe câu ''Vay chín thì phải trả mười, phòng khi túng lỡ có người cho vay'' bao giờ chưa?
- Anh... !@&%#*/()...
* * *
- Chết rồi anh ơiiiiiii, hết sóng gió này qua đi thì phong ba bão táp khác ập tới rồi, huhu!
- Gì cơ?
- Hôm trước bị phê bình dưới cờ tội ăn vụng giờ lại bị mời phụ huynh vì tội lôi kéo ban cán sự ăn vụng cùng kìa, huhuuuu
- Lại đem xoài vào lớp à?
- Không, hôm nay em đem mít! Bọn nó xin.
- Thảo nào... Hít một phát là biết ngay! Ngày xưa mẹ em có nêm thức ăn cho em không đấy? Hay là ăn nhạt quá nên em mới thiếu muối như thế?
- Anh có tin em cắn anh không? Em tuổi tuất đấy!
- Cứ thử cắn đi, một dấu răng tính tiền một chai cồn, một miếng băng cá nhân, một chai thuốc làm liền sẹo và ba mũi tiêm ngừa dại nhé!
- Không thèm chơi với anh, logic 0.2 và logic 2.0 nó khác nhau nhiều lắm!
* * *
Anh giống như anh lớn của nó, kiêm luôn việc làm bạn. Mặc dù anh
cũng chẳng ''người lớn'' hơn nó bao nhiêu nhưng thỉnh thoảng vẫn lấy kinh nghiệm đi trước 1 năm ra mà cho nó ý kiến cá nhân.
Dần dần nó sinh ra thói quen chuyện gì cũng kể cho anh nghe, còn anh thì lúc nào cũng ''luôn luôn lắng nghe, luôn luôn xoắn xít'' nó, vì hành động cúp học đi ''tâm sự tuổi ô mai'' của nó khiến anh rất bực, tối về nhắn tin kể lể không được à? Đâu phải quen biết ngày một ngày hai không biết số của nhau đâu?
Nhưng bực thì bực cũng chẳng đuổi nó đi được, sáng anh đi học, nó ở nhà trùm chăn ngủ, chiều anh đi trực thì nó vác xác đến trường vẫn tốt hơn việc nó lang thang đầu đường xó chợ nhiều.
___
Có một ngày...
- Này người yêu ơi anh ở chốn naoooooo? Sao không cho ta nhìn thấy bản mặt của nhauuuuuu?...
- Thôi cái ca lẻ kia đi, đứng trước mặt em đây này, bị loạn thị à mà không thấy cứ thích hỏi lung tung thế?
- Vớ vẩn, anh nhìn anh đi, tướng học sinh mặt phụ huynh, ai mà làm người yêu anh thì đứa đấy bất hạnh quá thể!
- Giờ anh nói anh thích em em có tin không?
- Thì từ trước đến giờ vẫn thích nhau mà, nhề? Thế bây giờ em nói em yêu anh anh có tin không?
- Lại bày trò gì nữa đây?
- Không, em nói thật mà. Giờ em nói em yêu anh đấy, có tin không thì bảo?
- Hềhề, anh tin...
- Tin thật à?
- ...thì anh là thằng thần kinh có vấn đề!
Nó hậm hực quay mặt đi, vừa đúng lúc tiếng trống tan trường vang lên.
Suốt một tuần sau đó, nó chẳng thèm cúp học nữa, nhờ mẹ viết hẳn đơn xin nghỉ cả tuần, anh nhắn tin cũng không thèm trả lời.
Ban đầu anh còn nghĩ nó đùa dai tí thôi, nhưng đến khi lật sổ báo cáo sĩ số ra, ngày nào ở cột Hs vắng của 11A cũng có tên nó thì anh mới giật mình.
* * *
Nó vươn vai cho tỉnh ngủ rồi để nguyên đầu bù tóc rối chạy xuống mở cửa nhà, mồm lầm bầm rủa xả đứa nào chọn giờ linh thiên quá.
- Sao lại là anh?
- Không anh thì là ai?
- Đi chết đi! Đừng có lượn lờ ở đây nữa, tuổi con đỉa à?
- Dỗi à? Anh tình nguyện làm đỉa đấy! Rắc vôi đi rồi hết dỗi nhé! Hêhê
Bao nhiêu uất ức trào ra, nó xông vào đấm anh túi bụi.
- Anh lên rừng ở với khỉ đi! Người ta là con gái đấy, người ta tỏ tình trước đấy, người ta chịu ''bất hạnh'' đấy, mà anh...huhu...
- Lúc đấy anh chưa nói hết mà! Thần kinh anh có vấn đề rồi mới tin em đấy, được chưa? Nín đi đừng khóc, nước mắt nước mũi đầy áo anh lại ghi nợ bây giờ!
- Anh ơi!
- Ơi!
- Anh yêu em thật à?
- Ừ!
- Anh ơi!
- Ơi!
- Nếu sau này không còn là người yêu của nhau nữa thì anh gọi em bằng gì?
- Vợ!
- Gì???
- Em nợ anh nhiều lắm, trả cả đời chưa hết đâu! Lấy tim anh rồi định trốn tránh trách nhiệm luôn à? Đừng hòng nhé!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)