Đăng nhập để cập nhật những mặt hàng mới nhất!

We'll not spam mate! We promise.

8/03/2013

Lục lại lịch sử: Người cá có thật 100%! Phần 2

“Sáng nay một người trong đoàn chúng tôi, nhìn xuống biển, nhìn thấy một người cá, và gọi một số người trong đoàn chúng tôi đến xem, thêm một người nữa đến, và lúc đó cô ấy đến gần mạn thuyền, nhìn vào những người đàn ông này một cách nghiêm nghị. Một lúc sau một cơn sóng đến và cuốn cô ấy đi. Từ rốn trở lên, lưng và ngực cô giống như phụ nữ, khi họ nhìn thấy cô; thân thể cô to lớn như một người trong chúng tôi; làn da cô rất trắng, và tóc dài màu đen xõa ở sau lưng. Khi cô lặn xuống họ nhìn thấy đuôi của cô, giống như đuôi cá heo, và lốm đốm giống như cá thu. Tên của những người đã nhìn thấy cô là Thomas Hilles và Robert Rayney.”
Sau đó, vào giữa những năm 1800, trong một phân tích các tình tiết trong cuốn Sự lãng mạn của lịch sử tự nhiên (The Remance of Natural History), nhà tự nhiên học Philip Henry Gosse nói rằng việc xác nhận của các thủy thủ nhầm lợn biển là những người cá sẽ không có ở đây.
“Bất cứ giải thích nào cũng có thể được đưa ra để giải thích sự xuất hiện này, cách giải thích thông thường như hải cẩu hay hải mã sẽ không thích hợp ở đây. Hải cẩu và hải mã phải quen thuộc với các thủy thủ kỳ cựu này phải giống như bò đối với một cô gái vắt sữa vậy. Trừ khi toàn bộ câu chuyện là một lời nói dối được pha chế bởi hai người đàn ông này, vô lý và không có mục đích, và người thủy thủ lão luyện đáng kính biết rất rõ tính cách của những người thủy thủ của ông, họ phải nhìn thấy hình dáng của sinh vật mà chưa được thừa nhận này.”

Bức tranh “Nàng tiên cá” của John William Waterhouse được vẽ vào năm 1900
Năm 1614: Thuyển trưởng John Smith, trong truyện Pocahontas nổi tiếng, nhìn thấy một người cá ngoài khơi bờ biển Massachusetts.
Ông viết rằng “phần trên của cơ thể cô hoàn toàn giống với một người phụ nữ và cô đang bơi rất uyển chuyển gần bờ.” Cô có “đôi mắt to, không quá tròn, một cái mũi đẹp (hơi ngắn một chút), đôi tai có hình dạng dễ nhìn, không quá dài và mái tóc dài màu xanh lá cây của cô cho thấy nét nguyên sơ của cô thật lôi cuốn.”
Năm 1619: Hai thượng nghị sĩ ở Na Uy bắt giữ một người cá, theo cuốn Những cuộc phiêu lưu không thuộc về lịch sử (Adventures in Unhistory) (Ghi chú: Quyển sách này đưa ra các luận chứng của một số truyền thuyết cổ đại). Hai thượng nghĩ sĩ Ulf Rosensparre và Christian Hollh đã quyết định thả người cá về với biển khơi.
Năm 1739: Tờ Tạp chí Quý ông (Gentleman’s Magazine) mô tả một trải nghiệm với một sinh vật.
“Một số ngư dân gần thành phố Exeter đã thả lưới trên bờ, một sinh vật bị kéo lên và nhanh chóng chạy đi, không thể bắt nó, họ đã đánh gục nó bằng cách ném các cây gậy ở phía sau nó,” tạp chí miêu tả, theo cuốn Những cuộc phiêu lưu không thuộc về lịch sử.
“Khi họ đến, nó đang hấp hối, rên rỉ giống như con người: Chân của nó có màng giống như chân vịt, nó có mắt, mũi và miệng giống như một người đàn ông, chỉ có mũi hơi khoằm, một cái đuôi không giống như đuôi cá hồi, quay hướng lên ở sau lưng và cao bốn feet.” Sinh vật này được trưng bày cho công chúng trong thành phố.
Bức tranh “Bắt một người cá” của James Clarke Hooke được vẽ vào năm 1883
Năm 1797: William Munro, một giáo viên ở Scotland, viết một bức thư cho tiến sĩ Torrance ở Glasgow, được xuất bản trên tờ báo The Times of London vào này 08 tháng 09 năm 1809.
Munro viết:
“Khoảng 12 năm trước khi tôi là hiệu trưởng một trường Dòng ở Reay, khi đi bộ đến bờ biển thuộc Vịnh Sandside, vào một ngày ấm áp vào mùa hè, xui khiến thế nào tôi lại muốn đi bộ đến Mũi Sandside, và bắt gặp một hình ảnh giống như một phụ nữ không mặc quần áo, đang ngồi trên một mỏm đá ngoài biển và đang chải mái tóc dài xõa xuống vai và có màu nâu nhạt. Nó thật sự rất giống con người, nếu nó đang không ngồi ở chỗ mỏm đá mà rất nguy hiểm để tắm như vậy thì tôi đã tưởng nó là một con người, nếu ai không quen với tình huống này thì chắc chắn sẽ tưởng như vậy. Đầu nó được bao phủ bởi tóc có màu như đã đề cập ở trên và bóng trên đỉnh đầu, trán nó tròn, khuôn mặt mũm mĩm. Má hồng, mắt xanh da trời, miệng và môi có hình dạng tự nhiên, giống như miệng của đàn ông; răng không thể thấy được vì nó ngậm miệng; ngực và bụng, cánh tay và các ngón tay có kích cỡ vừa phải, không có màng, nhưng tôi không chắc lắm. Nó ngồi trên mỏm đá đó ba đến bốn phút sau khi tôi quan sát nó và đang chải mái tóc, dài và dày, mà nó có vẻ tự hào và sau đó ngụp xuống biển, ở ngang bụng, từ đó không xuất hiện lại nữa, tôi nhìn thấy nó rất rõ ràng, mô đất trên mỏm đá mà nó đang ngồi cách tôi không xa và mặt trời rực rỡ chiếu sáng.
Ngay trước khi nhảy xuống nước, nó dường như đã thấy tôi, vì mắt nó nhìn thẳng vào mô đất mà tôi đứng. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng trước khi tôi trông thấy sinh vật đó, tôi đã thường nghe một số người mà sự chân thật của họ không bao giờ phải bàn cãi, kể rằng họ đã thấy hiện tượng giống như tôi đã miêu tả, mặc dù sau đó, giống như những người khác, tôi không định ghi nhận lời chứng thực của họ về chủ đề này. Tôi có thể nói một sự thật, rằng chỉ vì đã tận mắt nhìn thấy hiện tượng này, tôi mới hoàn toàn bị thuyết phục về sự tồn tại của người cá.
Nếu lời kể trên có thể ở mức độ nào đó có ích cho việc chứng minh sự tồn tại của một hiện tượng cho đến nay là gần như không thể tin được đối với các nhà tự nhiên học, hay có ích cho việc loại bỏ sự hoài nghi của người khác, những người sẵn sàng bác bỏ mọi thứ mà họ không thể hiểu đầy đủ, thì xin Ngài cứ tự nhiên.
Kính mến,
Kẻ tôi tớ đầy lòng biết ơn và hèn mọn nhất của Ngài,
WILLIAM MUNRO”
Năm 1801: Tiến sĩ Chisolm kể lại một chuyến thăm đến đảo Berbice ở vùng Caribe vào bốn năm trước. Các cư dân gọi các nàng tiên cá là “mene mamma”, nghĩa là mẹ biển cả. Thống đốc Van Battenburgh đã mô tả như sau về Chisolm:
“Phần trên giống với hình người, đầu nhỏ không cân đối, thỉnh thoảng là đầu trọc, nhưng thường được bao phủ bằng một mái tóc đen dày và dài. Vai rộng, ngực lớn và đẹp. Phần dưới giống như phần đuôi của cá, kích thước lớn, đuôi hình chữ chi và không giống như đuôi cá heo mà nó thường được mô tả. Màu da hoặc là đen hoặc là ngăm. Sinh vật này được người dân Ấn Độ tôn kính và sợ hãi, ai nghĩ đến việc giết nó sẽ bị hậu quả tai hại. Từ tình huống này nên không một cá thể nào của sinh vật này bị bắn, và, kết quả là, không được kiểm nghiệm mà chỉ được phép nhìn từ một khoảng cách xa. Chúng thường được thấy trong tư thế ngồi trong nước, không thấy phần dưới cho đến khi chúng bị hoảng hốt, khi đó, lúc lao xuống, đuôi nó xuất hiện, và làm động mặt nước thành vòng tròn gợn sóng khá xa. Chúng luôn được thấy đang vuốt tóc, hay dùng tay, hay cái gì đó giống với tay, vuốt ve khuôn mặt hay ngực. Tư thế này giống với cách mà phụ nữ Ấn Độ tắm.”
Năm 1822: Một người đàn ông trẻ tuổi, John McIsaac ở Scotland, đã làm chứng rằng anh nhìn thấy một con vật có phần trên màu trắng với hình dạng con người trong khi phần kia có vảy bao phủ và có một cái đuôi, theo một câu chuyện trong tờ báo The London Mirror. Việc chứng kiến này diễn ra vào năm 1811. McIsaac mô tả sinh vật này có tóc dài, màu nâu sáng, dài bốn đến năm feet và có các ngón tay nối với nhau.
“Nó tiếp tục ở trên mặt nước trong vài phút rồi sau đó biến mất,” theo bài báo. “Mục sư của Campbeltown và Tổng trấn của Mull đã làm chứng và nói rằng không có lý do nào để đặt câu hỏi về sự thành thực của anh ấy.”

Lục lại lịch sử: Người cá có thật 100%! Phần 1

Việc nhìn thấy và gặp người cá đã xảy ra từ hàng thế kỷ. Nhiều người đã nhìn thấy và gặp người cá trong đó có Christopher Columbus, William Shakespeare, và Pliny the Elder
Mọi người đang đặt câu hỏi liệu người cá có tồn tại hay không?
Bức tranh “Một người cá” của John William Waterhouse được vẽ vào năm 1901.
Lục lại lịch sử có thể thấy rằng nhiều người trên thế giới đã nhìn thấy hay thậm chí trực tiếp gặp những người cá, trong đó có Christopher Columbus, John Smith, và William Shakespeare.
Thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên: Pliny the Elder viết về Nữ thần biển, hay những người phụ nữ có thân hình gồ ghề, có vảy như cá. Họ “cưỡi cá heo, quái vật biển, hay ngựa biển” trong một số trường hợp, ông viết trong cuốn Lịch sử tự nhiên (Natural History)  
Pliny đã miêu tả cách mà một người lính Pháp viết cho Hoàng đế Augustus về “một số đáng kể những nữ thần biển” được “tìm thấy đã chết trên bờ biển”. Hơn nữa, “Tôi cũng có một số thông tin khác nhau từ đội ngũ lính cưỡi ngựa, nói rằng chính họ đã từng nhìn thấy một người đàn ông biển cả trong đại dương ở Gades,” Plity viết, theo một bản dịch của Trường đại học Chicago. (Chú thích: Gades là tên vào thời Đế chế La Mã của Cádiz, là thành phố và hải cảng tỉnh Cádiz, phía Tây Nam Tây Ban Nha.)
Thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên: Trong cuốn sách Physiologus, được cho rằng được viết hay biên soạn ở Hy Lạp bởi một tác giả không được biết đến, có một phần miêu tả “Bản tính của người cá” được dịch bởi sinh viên Mary Allyson Armistead như sau:
(Chú thích: Sách Physiologus bao gồm những mô tả về động vật, chim và các sinh vật kỳ quái, thỉnh thoảng có đá và cây trồng. Mỗi con vật được mô tả và kèm theo một giai thoại giải thích nguồn gốc các đặc tính của con vật.)
“Trên biển có nhiều người cá.
Người cá giống như một thiếu nữ:
Ngực và cơ thể cô giống như vậy:
Từ rốn trở xuống cô không giống thiếu nữ.
Mà rất giống cá với vây cá mọc ra.
Sinh vật kỳ lạ này sống ở một nơi không cố định nơi nước rút.
Cô làm chìm tàu và gây đau khổ,
Cô hát rất ngọt ngào – nàng tiên cá – và có rất nhiều giọng.
Nhiều và ngân vang, nhưng chúng rất nguy hiểm.
Thủy thủ quên lái tàu vì giọng hát của cô;
Họ thiu thiu, ngủ và thức dậy rất trễ,
Và các con tàu chìm xuống vùng nước xoáy và không thể nổi lên nữa.
Nhưng những người đàn ông thông minh và cẩn trọng có thể trở về;
Thông thường họ thoát khỏi với tất cả sức mạnh họ có.
Họ kể về nàng tiên cá này, rằng cô ấy rất kỳ quái,
Nửa người nửa cá: điều gì đó có nghĩa như vậy.”
Bức tranh “Nàng tiên cá và thần đồng áng” của Sergey Solomko được hoàn thành vào năm 1904.
Khoảng năm 1040 đến 1105: Rabbi Shlomo Yitzchaki, hay Rashi, mô tả các người cá trong Talmud. (Ghi chú: Tamud là tập hợp những văn bản cổ về luật và truyền thống Do thái)
“Có cá trong biển với một nửa là hình dạng người, một nửa là hình dạng cá, được gọi là sereine (nàng tiên cá) trong tiếng Pháp cổ”, ông viết.
Cũng vậy, không lâu sau đó, Moshav Zekeinim, một bài bình luận về Torah (Ghi chú: Torah là một khái niệm trung tâm của truyền thống người Do Thái, gồm 5 quyển sách của Moses), giải thích về những người cá khi gọi họ là các nàng tiên cá, theo sách Các quái vật thần thánh (Sacred Monsters).
Bài bình luận có viết: “Điều này đề cấp đến một sinh vật trong biển có một phần giống người, từ rốn trở lên, và giống một người phụ nữ ở mọi khía cạnh, có ngực và tóc dài giống phụ nữ, và từ rốn trở xuống là cá. Và nó hát rất hay, với một giọng dịu dàng.”
Thế kỷ thứ 13: Bartholomew Angelicus, trong De Propietatibus Rerum, mô tả một người cá và kể về việc bắt cóc các thủy thủ từ tàu của họ.
Giữa thế kỷ thứ 13Speculum Regale, hay The King’s Mirror (Chiếc gương của nhà vua), được viết ở Na Uy cũ, một bản dịch đã ra đời sau nhiều thế kỷ sau.
Trong quyển sách có mô rả một sinh vật được tìm thấy ở bờ biển Greenland. 
“Giống một người nữ từ eo trở lên, tay dài, tóc mềm, cổ và đầu hoàn toàn giống con người. Đôi tay có vẻ dài và các ngón tay không chỉ trỏ được, mà nối với nhau vào một cái màng giống như chân vịt. Từ eo trở xuống sinh vật kì dị này giống như một con cá, với vảy, đuôi và vây. Sinh vật này thường xuất hiện, đặc biệt là trước các cơn bão lớn. Thói quen của sinh vật này là thường lặn xuống rồi nổi lên trên mặt biển với đuôi cá và tay của nó. Khi các thủy thủ nhìn thấy nó chơi đùa với cá, hay ném chúng vào tàu, họ sợ rằng họ sẽ chắc chắn bị mất một số thủy thủ; nhưng khi nó bắt cá từ tàu, thì các thủy thủ sẽ coi đó là một điềm lành và họ sẽ không mất mát trong cơn bão sắp tới. Sinh vật kì dị này có khuôn mặt rất đáng sợ, với trán rộng và đôi mắt sắc, miệng rộng và cằm chẻ.”
Năm 1389: Quyển sách Những chuyến du hành phương Đông (Eastern Travels of John of Hesse) của John of Hesse được xuất bản, trong đó nhiều nguy hiểm trong suốt chuyến du hành được kể lại. Có một chỗ tác giả viết: “Chúng tôi đến một vùng núi đá, nơi chúng tôi nghe thấy những nàng tiên cá ca hát, các nàng tiên cá đã đưa tàu vào nguy hiểm bởi giọng hát của họ. Chúng tôi nhìn thấy nhiều sinh vật kỳ quái và đáng sợ.”
Năm 1403: Một người cá trôi dạt vào đất liền qua một con đê bị vỡ trên bờ biển Hà Lan trong một cơn bão lớn. Cô bị một số phụ nữ địa phương và những người hầu của họ phát hiện, “Mọi người lúc đầu sợ cô ấy, nhưng nhìn thấy cô thường xuyên, họ quyết định đưa cô về nhà, cô chịu mặc áo và ăn bánh mỳ, sữa và các thức ăn khác, và thường cố gắng trốn xuống biển, nhưng bị theo dõi chặt chẽ nên cô không thể.”
Người cá đó sau đó học cách may vá nhưng không bao giờ nói. Cô đã chết sau 15 năm bị phát hiện. John Swan, một bộ trưởng Anh, đã mô tả câu chuyện này trong quyển sách Speculum Mundi vào năm 1635.
Năm 1493: Christopher Columbus nhìn thấy ba nàng tiên cá nhảy cao lên từ mặt biển. Columbus đã viết trong cuốn nhật ký tàu của mình: “Họ không đẹp như tranh vẽ, mặc dù ở một mức độ nào đó, họ có nét con người trên khuôn mặt.” Ông cũng lưu ý rằng ông đã thấy những sinh vật tương tự trên bờ biển Tây Phi.
Bức tranh “Các nàng tiên cá” của Jean Francis Auburtin được vẽ vào năm 1920.
Năm 1560: Theo cuốn Những câu chuyện thần thoại kỳ lạ thời Trung Cổ (Curious Myths of the Middle Ages) của Sabine Baring-Gould: “Gần đảo Mandar, ở phía Tây của Ceylon (Sri Lanka ngày nay), một số người đánh cá đã đánh bắt được bảy người cá, mà một số tu sĩ dòng Tên (chúa Jesus), Cha Henriques và Bosquez, bác sĩ của Tổng trấn của Goa đã chứng kiến. Vị bác sĩ đã khám nghiệm kỹ càng và giải phẫu họ. Ông khẳng định rằng cấu trúc bên trong và bên ngoài của người cá giống với con người.”
Năm 1590: William Shakespeare được cho rằng đã viết Giấc mộng đêm hè (Midsummer Night’s Dream) khoảng từ năm 1590 đến năm 1594. Trong đó, ông viết:
“Tôi ngồi trên một mũi đất,
Và nghe nàng tiên cá trên lưng một chú cá heo,
Thốt ra những hơi thở êm dịu và hài hòa,
Đến nỗi biển cả dữ dội cũng trở nên hiền hòa trước bài hát của cô;
Và các vì sao mê mẩn trên bầu trời bao la,
Để lắng nghe giọng hát của cô gái biển cả.”
Sau đó, ông viết tiếp. “Đến đây, Puck. Anh có nhớ lần em đang ngồi trên một bãi đá bên bờ biển khi thấy một nàng tiên cá? Cô ấy đang cưỡi trên lưng một chú cá heo. Giọng hát của cô rất ngọt ngào và thuần khiết đến nỗi biển cả dữ dội cũng trở nên yên bình và các vì sao mê mẩn trên bầu trời khi nghe bài hát của cô gái biển cả.”
Năm 1608: Nhà thám hiểm Henry Hudson đã kể lại một trải nghiệm trong cuốn nhật ký tàu điều đã xảy ra vào ngày 15 tháng 06, khi đang lái tàu qua biển Bering ra khỏi Na Uy.

Tiêu Thập Nhất Lang . P3

Tiêu Thập Nhất Lang

Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm hiệp
Giang hồ du hiệp Tiêu Thập Nhất Lang trong lúc vô ý đã phát hiện ra được thanh Cát Lộc bảo đao đã thất lạc nhiều năm mà trong truyền thuyết đã nói đến, từ đó không những liên can tới cảnh tranh đấu trong giang hồ, mà còn kết giao với “Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân” Thẩm Bích Quân...

7 ĐIỀU CẦN "HỌC" ...SUỐT ĐỜI

7 ĐIỀU CẦN "HỌC" ...SUỐT ĐỜI

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn

Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
---------------------------------------------------------------------
Đây là những giáo lý Phật học trong đời sống.
Học là để sống chứ không phải để qua bài kiểm tra!
--------------------------------------------
Điều nào theo bạn là khó học nhất..........?

Tiêu Thập Nhất Lang .P2

Tiêu Thập Nhất Lang

Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm hiệp
Giang hồ du hiệp Tiêu Thập Nhất Lang trong lúc vô ý đã phát hiện ra được thanh Cát Lộc bảo đao đã thất lạc nhiều năm mà trong truyền thuyết đã nói đến, từ đó không những liên can tới cảnh tranh đấu trong giang hồ, mà còn kết giao với “Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân” Thẩm Bích Quân...