|
Bé Rosalia trông rất tươi tắn như đang ngủ say.
|
Bé Lombardo qua đời khi mới 2 tuổi vào ngày 6/12/1920 vì bệnh cảm cúm. Cha của bé, Tướng Lombardo đau xót khi con gái yêu qua đời và muốn giữ nguyên hình dạng của cô bé. Vị tướng này tìm đến nhà ướp xác Alfredo Salafia để nhờ bảo quản xác con. Ông xin được bảo quản xác con gái trong hầm mộ Capuchin ở Palermo (Italy). Rosalia là trường hợp cuối cùng được tiếp nhận tại hầm mộ này.
Sau gần một thế kỷ, thi hài cô bé Rosalia vẫn tươi tắn, đáng yêu như đang ngủ một giấc ngủ rất bình yên. Những sợi tóc vàng vẫn còn lất phất trên gương mặt ngây thơ của bé, trên đầu vẫn còn nguyên chiếc kẹp tóc xinh xinh. Hàng ngày, vẫn có rất nhiều du khách tìm đến đây để ngắm thi hài của cô bé Rosalia xinh xắn.
Công thức ướp xác bé Rosalia
Từ lâu người ta vẫn đặt ra câu hỏi vì sao xác ướp gần 100 tuổi của bé Rosalia vẫn giữ được nét tươi tắn như người sống như vậy?
|
Xác của Rosalia được bảo quản trong hầm mộ Capuchin ở Palermo (Italy). |
|
Nhà khoa học Dario Piombino-Mascali, một chuyên gia nhân chủng học của Viện nghiên cứu
xác ướp và người băng ở Bolzano (Italy) đã tìm ra câu trả lời. Ông đã tìm được công thức bí mật giúp xác của bé Rosalia được bảo quản tốt cho đến ngày nay.
Nhà khoa học Piombino-Mascali đã tìm đến những người họ hàng còn sống sót của nhà ướp xác Salafia – người từng ướp xác cho bé Rosalia và qua đời năm 1933. May mắn, ông Mascali đã tìm thấy một bản viết tay của Salafia, trong đó có nên rõ những hóa chất tiêm vào người bé Rosalia để bảo quản xác của bé.
Cụ thể, Salafia đã sử dụng các chất: formalin (dung dịch formaldehyde), các muối kẽm, cồn, axit salicylic và glycerin.
Formalin ngày nay được sử dụng rộng rãi trong việc ướp xác. Đây là dung dịch hỗn hợp của formaldehyde và nước, dung dịch này có tác dụng diệt vi khuẩn. Salafia là một trong những người đầu tiên trên thế giới dùng hỗn hợp này để ướp xác. Cồn cùng với môi trường khô ráo trong hầm mộ sẽ giúp cơ thể Rosalia khô. Glycerin giúp xác của bé không mất nước quá nhiều và salicylic acid giúp ngăn cản sự phát triển của nấm.
Tuy nhiên, theo Melissa Johnson Williams – Giám đốc Hiệp hội ướp xác Mỹ, cho rằng muối kẽm chính là nhân tố giúp xác của bé Rosalia vẫn còn nguyên vẹn, khiến thi thể bé Rosalia hóa đá. Ngày nay tại Mỹ người ta không còn dùng loại muối kẽm này nữa.
Còn nhà khoa học Piombino-Mascali ca ngợi và gọi nhà ướp xác Salafia là một nghệ sĩ và là người nâng ướp xác lên trình độ cao nhất.