Đăng nhập để cập nhật những mặt hàng mới nhất!

We'll not spam mate! We promise.

8/13/2013

Tiêu Thập Nhất Lang .P15

Tiêu Thập Nhất Lang

Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm hiệp
Giang hồ du hiệp Tiêu Thập Nhất Lang trong lúc vô ý đã phát hiện ra được thanh Cát Lộc bảo đao đã thất lạc nhiều năm mà trong truyền thuyết đã nói đến, từ đó không những liên can tới cảnh tranh đấu trong giang hồ, mà còn kết giao với “Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân” Thẩm Bích Quân...

Tiêu Thập Nhất Lang .P14

Tiêu Thập Nhất Lang

Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm hiệp
Giang hồ du hiệp Tiêu Thập Nhất Lang trong lúc vô ý đã phát hiện ra được thanh Cát Lộc bảo đao đã thất lạc nhiều năm mà trong truyền thuyết đã nói đến, từ đó không những liên can tới cảnh tranh đấu trong giang hồ, mà còn kết giao với “Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân” Thẩm Bích Quân...

Tiêu Thập Nhất Lang .P13

Tiêu Thập Nhất Lang

Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm hiệp
Giang hồ du hiệp Tiêu Thập Nhất Lang trong lúc vô ý đã phát hiện ra được thanh Cát Lộc bảo đao đã thất lạc nhiều năm mà trong truyền thuyết đã nói đến, từ đó không những liên can tới cảnh tranh đấu trong giang hồ, mà còn kết giao với “Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân” Thẩm Bích Quân...
 

Tiêu Thập Nhất Lang .P12

Tiêu Thập Nhất Lang

Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm hiệp
Giang hồ du hiệp Tiêu Thập Nhất Lang trong lúc vô ý đã phát hiện ra được thanh Cát Lộc bảo đao đã thất lạc nhiều năm mà trong truyền thuyết đã nói đến, từ đó không những liên can tới cảnh tranh đấu trong giang hồ, mà còn kết giao với “Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân” Thẩm Bích Quân...

8/12/2013

Infographic - Âm nhạc và tâm lý học








BÀ LÃO ĂN MÀY VÀ ĐỨA BÉ

Bà lão chống gậy, một tay cầm mảnh gáo dừa đứng trước cửa mọi nhà xin của bố thí. Tiếng con chó nhà chủ rít lên nghe khác thường, quyết liệt hơn mọi khi. Một chú bé chừng năm tuổi đứng gần bà lão, trên tay …cầm chiếc kẹo đứng xem bà chăm chú.
*
Có lẽ vì nó không có bà hay cụ,nên bà lão đã khiến nó nhìn bà chăm chú đến thế. Cái tiếng chó sủa như té tát cũng chẳng làm bà lão sợ. Vẫn mảnh gáo dừa chìa ra phía trước. Cái mảnh gáo dừa vỡ tướp, như bóng lên dưới thời gian của đủ các loại ngọc thực – Chắc cầm nó khi đói cũng nặng.
Ở trong sân một tiếng người trung tuổi vọng ra:
- Khổ lắm! Nhà này chẳng có gì đâu!
Lời nói ấy như một thông điệp quen thuộc. Tiếng chó thôi sủa, sự yên tĩnh trở lại nơi ngõ nhỏ. Bà lão lặng lẽ cầm mảnh gáo ra đi. Cái lưng còng như gánh trên thân bà bao mảnh áo quần rách tướp sói lở theo thời gian. Đôi tay gầy gò nhăn nheo, rạn nứt như chứa đựng bao buồn đau cuộc đời.
Thằng bé cũng lặng lẽ ngơ ngác theo bà lão ra đầu ngõ. Chợt rất nhanh nó tiến tới gần bà. Như có lực hút. Nó đưa biếu bà lão chiếc kẹo đang cầm trên tay.
Bà lão cũng ngơ ngác như như chính khi nó ào tới:
- Ôi! Tôi xin cảm ơn cậu. Và trong mảnh gáo dừa run run kia có một cái kẹo.Thằng bé chạy ào đi như trốn sự nuối tiếc.
Ngày hôm sau, vẫn trên lối ngõ nhỏ ấy, tiếng chó lại cồn lên huyên náo. Và bà lão lại ra đi với mảnh gáo dừa trống rỗng. Tới đầu ngõ, vẫn thằng bé hôm qua ngơ ngác theo bà. Nhưng lần này, nó mạnh dạn hơn, tiến tới bên bà lão, trên tay nhỏ còn lại nửa chiếc quẩy đang ăn dở.
- Cháu cho bà – Nó nhẹ nhàng đặt vào lòng gáo.
Tấm lưng còng như rung lên:
- Ôi! Xin cảm ơn cậu. Nó nhẹ nhàng bay đi, trong mắt còn ánh lên một niềm vui nhỏ. Và cứ thế, ngày nọ qua ngày kia, hai cực của hai kiếp người nhỏ nhoi ấy như tiến gần lại nhau hơn.
Tiếng chó vẫn sủa!
Song một hôm, trước cái ngõ nhỏ ấy. Thằng bé tần ngần nhìn bà lão, họ đang tiến đến gần nhau, song trong ánh mắt thằng bé, một nỗi ân hận, thiếu vắng như chìm xuống. Trên tay nó trống không, bất lực, đôi mắt buồn bã hướng xuống con đường nhỏ.
- Cảm ơn cậu! – Tiếng bà lão nói rất khẽ, như chỉ để cho họ nghe thấy. – Bà muốn biếu cháu một thứ! – Trên tay già nua hướng về phía thằng bé, một mảnh nhựa đỏ có in hình đức Phật.
- Bà biếu cháu chút quà.
Trong tay thằng bé vẫn cầm chặt mảnh nhựa, tần ngần nhìn theo bóng bà già khuất dần trên lối xóm. Và mãi những ngày về sau, trong xóm nhỏ, không còn ai nghe tiếng sủa của con chó thường cắn, có lẽ nó đã già và chết.
Nhưng trước ngõ, thằng bé vẫn nô đùa cùng các bạn. Trên cổ nó, cái mảnh nhựa đỏ có in hình đức Phật, như bay theo những nô đùa của lũ trẻ trong không gian.

EM NỢ ANH


Nó biết anh trong một lần cúp học bất thành, và anh là cái thằng trưởng ban nề nếp tác phong phá bĩnh sự nghiệp vĩ đại của nó.
Mà trốn nhiều thì bị bắt lại nhiều, dần dần nó trở thành ''khách quen'' của văn phòng, không thèm cúp nữa mà ở hẳn trong văn phòng tán phét với anh. Tán phét mãi rồi thành quen, ngày nào chán học cũng viết giấy phép xin nghỉ 2 tiết cuối rồi tự giác lên văn phòng ngồi. Thân nhau từ bao giờ chẳng biết.





- Tiền ơi có nhớ ví không? Ví thì há miệng ngồi trông tiền về. Tiền đi chẳng giữ lời thề, đi rồi đi mãi có về nữa đâu!
- Lại viêm màng túi đầu tháng à?
- Hiuhiu, anh được thì cho em xin, hay là anh để làm tin trong nhà?
- Thôi cái thơ văn củ chuối kia đi, em còn nợ anh 12 nghìn tám trăm đồng chưa trả kìa!
- Việt Nam đồng làm gì có 800đ? Phét tó vừa thôi!
- Hôm đấy cô đi mua đồ trong siêu thị nhé!
Lấy hẳn 20 nghìn của anh mua gói kẹo chocolate, tiền dư đưa lại hẳn 7 nghìn hai trăm đồng luôn nhé!
- Người đâu mà tính toán chi li thế? Cứ xoen xoét cái mồm mà kể í?
- Không kể để em nuốt luôn à?
- Đồ keo kiệt, hừhừ... Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...
Nó dẩu môi, tay cầm bút vẽ bậy lên mặt bàn sạch sẽ
- Tiền giặt mặt bàn gồm tiền nước, tiền điện, tiền Omo, tiền Comfort, cả tiền thuê dây phơi nữa, cứ chịu khó vẽ đi rồi tính hẳn vào tiền nợ nhé! Có nghe câu ''Vay chín thì phải trả mười, phòng khi túng lỡ có người cho vay'' bao giờ chưa?
- Anh... !@&%#*/()...

* * *

- Chết rồi anh ơiiiiiii, hết sóng gió này qua đi thì phong ba bão táp khác ập tới rồi, huhu!
- Gì cơ?
- Hôm trước bị phê bình dưới cờ tội ăn vụng giờ lại bị mời phụ huynh vì tội lôi kéo ban cán sự ăn vụng cùng kìa, huhuuuu
- Lại đem xoài vào lớp à?
- Không, hôm nay em đem mít! Bọn nó xin.
- Thảo nào... Hít một phát là biết ngay! Ngày xưa mẹ em có nêm thức ăn cho em không đấy? Hay là ăn nhạt quá nên em mới thiếu muối như thế?
- Anh có tin em cắn anh không? Em tuổi tuất đấy!
- Cứ thử cắn đi, một dấu răng tính tiền một chai cồn, một miếng băng cá nhân, một chai thuốc làm liền sẹo và ba mũi tiêm ngừa dại nhé!
- Không thèm chơi với anh, logic 0.2 và logic 2.0 nó khác nhau nhiều lắm!

* * *



Anh giống như anh lớn của nó, kiêm luôn việc làm bạn. Mặc dù anh 
cũng chẳng ''người lớn'' hơn nó bao nhiêu nhưng thỉnh thoảng vẫn lấy kinh nghiệm đi trước 1 năm ra mà cho nó ý kiến cá nhân.

Dần dần nó sinh ra thói quen chuyện gì cũng kể cho anh nghe, còn anh thì lúc nào cũng ''luôn luôn lắng nghe, luôn luôn xoắn xít'' nó, vì hành động cúp học đi ''tâm sự tuổi ô mai'' của nó khiến anh rất bực, tối về nhắn tin kể lể không được à? Đâu phải quen biết ngày một ngày hai không biết số của nhau đâu?

Nhưng bực thì bực cũng chẳng đuổi nó đi được, sáng anh đi học, nó ở nhà trùm chăn ngủ, chiều anh đi trực thì nó vác xác đến trường vẫn tốt hơn việc nó lang thang đầu đường xó chợ nhiều.
___
Có một ngày...
- Này người yêu ơi anh ở chốn naoooooo? Sao không cho ta nhìn thấy bản mặt của nhauuuuuu?...
- Thôi cái ca lẻ kia đi, đứng trước mặt em đây này, bị loạn thị à mà không thấy cứ thích hỏi lung tung thế?
- Vớ vẩn, anh nhìn anh đi, tướng học sinh mặt phụ huynh, ai mà làm người yêu anh thì đứa đấy bất hạnh quá thể!
- Giờ anh nói anh thích em em có tin không?
- Thì từ trước đến giờ vẫn thích nhau mà, nhề? Thế bây giờ em nói em yêu anh anh có tin không?
- Lại bày trò gì nữa đây?
- Không, em nói thật mà. Giờ em nói em yêu anh đấy, có tin không thì bảo?
- Hềhề, anh tin...
- Tin thật à?
- ...thì anh là thằng thần kinh có vấn đề!
Nó hậm hực quay mặt đi, vừa đúng lúc tiếng trống tan trường vang lên.

Suốt một tuần sau đó, nó chẳng thèm cúp học nữa, nhờ mẹ viết hẳn đơn xin nghỉ cả tuần, anh nhắn tin cũng không thèm trả lời.
Ban đầu anh còn nghĩ nó đùa dai tí thôi, nhưng đến khi lật sổ báo cáo sĩ số ra, ngày nào ở cột Hs vắng của 11A cũng có tên nó thì anh mới giật mình.

* * *



Nó vươn vai cho tỉnh ngủ rồi để nguyên đầu bù tóc rối chạy xuống mở cửa nhà, mồm lầm bầm rủa xả đứa nào chọn giờ linh thiên quá.
- Sao lại là anh?
- Không anh thì là ai?
- Đi chết đi! Đừng có lượn lờ ở đây nữa, tuổi con đỉa à?
- Dỗi à? Anh tình nguyện làm đỉa đấy! Rắc vôi đi rồi hết dỗi nhé! Hêhê
Bao nhiêu uất ức trào ra, nó xông vào đấm anh túi bụi.
- Anh lên rừng ở với khỉ đi! Người ta là con gái đấy, người ta tỏ tình trước đấy, người ta chịu ''bất hạnh'' đấy, mà anh...huhu...
- Lúc đấy anh chưa nói hết mà! Thần kinh anh có vấn đề rồi mới tin em đấy, được chưa? Nín đi đừng khóc, nước mắt nước mũi đầy áo anh lại ghi nợ bây giờ!
- Anh ơi!
- Ơi!
- Anh yêu em thật à?
- Ừ!
- Anh ơi!
- Ơi!
- Nếu sau này không còn là người yêu của nhau nữa thì anh gọi em bằng gì?
- Vợ!
- Gì???
- Em nợ anh nhiều lắm, trả cả đời chưa hết đâu! Lấy tim anh rồi định trốn tránh trách nhiệm luôn à? Đừng hòng nhé!

8/11/2013

Trước khi "ước mơ lớn" các cử nhân tương lai hãy đọc bài viết này!

"Chưa muốn biết nghĩa vụ đã muốn quyền lợi, hoang sơ trong giao tiếp hiện đại, coi thường uy tín và lời cam kết, ơ hờ và lười biếng, vô trách nhiệm và bội ước...", là những thói xấu của những cử nhân tương lai được độc giả vốn đang là chủ quán cà phê nho nhỏ ở Hà thành đúc kết qua những lần tuyển dụng.

LTS: Những bài viết của các vị Giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa... phân tích về sức mạnh và điểm yếu của người Việt đăng tải trên chuyên mục "Vì khát vọng Việt" tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích đăng nguyên văn bài viết "Giới trẻ và những thói xấu" của BS Hòa Minh Tân (Hà Nội) xung quanh chủ đề này:

"Đất nước lâm ly trong bối cảnh thời khủng hoảng có tính toàn cầu, vả lại bản tính thích “đánh đu” với đời, ta mở 1 cái quán cà phê nho nhỏ, xinh xinh ở xứ Hà Thành (người ta vẫn gọi là địa danh ngàn năm văn hiến với niềm tự hào thiêng liêng đến mức gọi rùa Hồ Gươm là cụ và định xem nó là quốc bảo).

Phàm là mở kinh doanh, tất phải tuyển người, ta cứ ngỡ, hiện thời thất nghiệp nhiều thì việc thu nạp nhân lực không hề khó. Thế nhưng ta đã nhầm.

Đưa thông tin tuyển dụng lên mạng, ta nhận được nhiều liên hệ, chủ yếu của giới trẻ những người gọi là “sinh viên”. Có một thời, các học giả đã luận tranh xếp sinh viên thuộc hàng trí thức vậy.

Nhiều kiểu hỏi, nhiều kiểu giao tiếp nhưng tựu chung lại, tất thảy, họ không quên câu hỏi đầu tiên, làm vậy lương thế nào anh?

Ta thầm nghĩ, đôi khi vì hơi bực ta nói với họ, con người là nguồn lực quí nhất của mọi hoạt động, nhưng con người vốn có tính riêng biệt cao, giá trị sức lao động không phải thứ hàng hóa vô tri, không thể bày ra siêu thị dán giá đồng loạt nên đó, cho nên muốn nói về lương hãy chuẩn bị một cuộc trao đổi trực tiếp, ở đó bạn có điều kiện thể hiện bản thân và người chủ có thể cảm nhận bạn thế nào? Dường như họ không hiểu điều đó.


Ảnh minh họa.
1. Đó là thói xấu chưa muốn biết nghĩa vụ đã muốn quyền lợi

Nhiều em đột ngột đến tận nơi không hề hẹn trước, cứ như ở chỗ ta là cái phòng trọ họ vẫn đi về tùy thích và ngủ đến phát ươn người. Đang bận việc, vì lẽ “lịch sự” ta phải tiếp họ, nhưng thật ra cuộc nói chuyện rất không có lửa, họ ra về chóng vánh để lại cho ta một cảm xúc trầm, đương nhiên kết quả tuyển dụng là số 0.

2. Đó là sự hoang sơ trong giao tiếp hiện đại

Nhiều em, sau cuộc gặp trao đổi, hẹn ước ngày giờ đi làm như đinh đóng cột, ta còn nhắc lại, nếu nhận lời nhớ đúng hẹn, thế nhưng đến ngày hẹn, chả thấy “bóng chim, tăm cá” nơi đâu. Điện thoại cũng không phản hồi. Ta bỗng lại thấy nản.

3. Đó là sự coi thường uy tín và lời cam kết

Rồi, vài em cũng đến làm, xin kể ra đây: "Dạ, em là sinh viên năm 2 Học viện Ngân hàng. Nhà em không khá giả, em đi làm phụ thêm tiền học". Tốt quá, ta ủng hộ và cảm phục. Ngày 1, em đến, ta chỉ bảo cặn kẽ loạt công việc cần làm, những tưởng em có khả năng nhớ, khả năng tổng hợp và vận dụng. Thế nhưng, em làm một việc qua loa rồi ngồi buâng khuâng, hờ hững nhìn ra phố như nhìn vào 1 cõi vô định. Ta lại phải nhắc, đến việc gì nhắc việc đó. Ta bỗng thấy mệt mỏi và hết nhắc nữa, hôm sau ta đành trả lại em với cái Học viện Ngân hàng to tướng đó.

4. Đó là sự ơ hờ và lười biếng

Dạ, em là sinh viên mới tốt nghiệp luật sư, đang chờ việc muốn đi làm trong lúc thừa thãi thời gian, thiếu ý tưởng và chẳng muốn về quê. Ồ, hay quá, em chịu khó vậy ta quí lắm, quán ta tuyển hẳn được 1 luật sư, mà luật sư ở xứ này, thật ra chỉ là cái áo rộng thùng thình chưa che được kín thân. Em đi làm được 2 ngày, ngày thứ 3, đến giờ làm chả thấy em đâu, ta lại phải bốc máy điện thoại, bên kia đầu sóng, em trả lời thản nhiên, em phải về quê với anh em, em không đi làm nữa. Ô, sao lạ vậy nhỉ? Ta bỗng thấy chán hơn.

4. Đó là thói vô trách nhiệm, bội ước

Vâng, em là sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế Quốc dân. Ôi tốt quá, em học cái ngành lo cho kinh tế cả một quốc gia cơ mà, vậy em lo cái quán bé xíu của anh chắc hẳn quá ok? Dạ, em sẽ cố gắng. Nhưng ta thầm nghĩ, học cái “vĩ đại” thế có khi lại không làm tốt cái nhỏ ấy chứ? Dao mổ trâu sao mổ được gà nhỉ? Em hẹn ngày đi làm hăng hái lắm. Rồi bỗng dưng em xin về quê ăn giỗ tận 5 ngày, sau đó dường như cỗ quê nhiều mỡ, đầu óc em bị bao bọc bởi mỡ nên lên Hà Nội em ỉu xìu, thôi em chả đi làm nữa. Quán ta lại tiếc ngẩn ngơ một ngôi sao chưa sáng đã tắt ngấm.

6. Đó là thói học mà không hành

Anh ơi, em ra trường đi làm 1 năm rồi, công việc ở công ty khó khăn quá, em muốn xin đi làm thêm, bố mẹ em ở nhà bị bệnh gian nan lắm, anh giúp em nhé. Ồ, không sao em, không phải anh giúp mà là hợp tác làm việc thôi em, anh sẵn sàng.

Sau đó, phỏng vấn sâu hơn qua chat, tinh thần cuộc chat của em vẫn đầy khí chất đi làm, thế nhưng bỗng dưng cuối cuộc em lặng lẽ, kiệm lời, không nhắc đến ngày đi làm nữa, hỏi kỹ ta được em nói, người yêu em không đồng ý.

Quá tốt, em có người yêu thật vĩ đại, biết lo cho em. Ta hỏi, thế người yêu em làm gì? Dạ, người yêu em cũng mới ra trường, đang thuê trọ đi làm tạm thời. À, ra vậy, thế thì chàng ấy mới chỉ vĩ đại ở tư tưởng thôi em. Chàng ấy chưa phải chịu trách nhiệm gì với sự thành bại của em, cũng chưa thể cảm đau nỗi đau của bố, mẹ em đâu em ạ. Thôi, ta chúc em vượt qua khó khăn bởi tình yêu đó vậy. Ta bỗng cảm thấy hơi thương thương em vì sự ngây thơ.

7. Đó là thói thụ động và lệ thuộc

Ta chẳng kể hết được những trường hợp ta gặp, ta ngẫm ra đây. Có điều, ta nghĩ, cho dù thời thế có biến thiên, thì Đại học vẫn được khái niệm mĩ miều là nơi mà người dạy, người học có thể mang đến cho nhau một phương pháp tư duy, một phương pháp làm việc, một lý thuyết thích ứng cuộc sống, mà thời nay, người ta còn gọi là kỹ năng mềm.

Tựu chung lại, thói xấu của giới trẻ, có lẽ ở chỗ xa rời và coi thường kỹ năng mềm.