Ngụy
Tào Tháo
Tào Tháo ( tự là Mạnh Đức 155–220) là một nhân vật quan trọng ở thời Tam Quốc, là người đặt nên cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung quốc, lập nên chính quyền nhà Ngụy.
Tào Tháo nguyên gốc là họ Hạ Hầu. Cha ông là Hạ Hầu Tung, do làm con nuôi của một vị hoạn quan là Tào Đằng, nên đổi họ lại thành Tào Tung.
Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Hiếu Liêm, làm quan cai trị kinh thành Lạc Dương, đã nổi tiếng là người nghiêm túc. Chú của đại thần Kiển Thạc phạm tội vác dao đi đêm, ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể.
Năm 184, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành công, nên được phong làm quan trong triều.
Khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác không chế triều đình, tự xưng là Thái sư, Tào Tháo chủ trương hành thích Đổng Trác. Do việc không thành nên Tào Tháo đã bỏ trốn và tham gia vào nhóm quân chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đánh Đổng Trác vào năm 191.
Sau đó, Tào Tháo được Viện Thiệu cử làm Thứ sử Thanh Châu và thu nhận 2 vạn quân Khăn vàng Thanh Châu đầu hàng. Từ đó, ông bắt đầu thực hiện ý định ly khai và phát triển thành một quân phiệt cát cứ độc lập. Với tài năng quân sự và chính trị, biết trọng dụng nhân tài, Tào Tháo lần lượt tiêu diệt các quân phiệt miền Bắc Trung Quốc như Lữ Bố, Viên Thuật, Trương Tú...
Đặc biệt, trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật ngược tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất nhiều, xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh lực hùng hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hà Bắc.
Sau khi thống nhất Trung Nguyên, Tào Tháo kéo xuống phía nam. Tuy nhiên, do chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm thủy chiến nên trong trận chiến Xích Bích đội quân Tào Tháo bị thất bại trước liên quân của 2 quân phiệt khác là Lưu Bị và Tôn Quyền, đổ vỡ kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Từ đó, Tào Tháo quyết định tập trung xây dựng nền tảng chính trị ở phía Bắc và chờ đợi thời cơ.
Sau trận Xích Bích, về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lưu khá vững, lực lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất Trung Hoa nữa. Thế chân vạc hình thành.
Năm 211, Tào Tháo tiêu diệt thế lực họ Mã ở Tây Lương, thống nhất hoàn toàn Trung Nguyên. Năm 215, quân Tào đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ, nhưng đến năm 219 lại bị quân Thục chiếm mất.
Với chiêu bài "Mượn tiếng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu", Tào Tháo đưa Hán Hiến đế để làm bình phong thực hiện các quyết định chính trị, quân sự. Táo Tháo đã lập đô ở Hứa Xương, khống chế triều đình, tự xưng Thừa tướng (năm 208), thăng dần đến tước Ngụy công rồi Nguỵ vương.
Năm 220, ông mất, thọ 66 tuổi. Người con cả kế vị là Tào Phi ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Nguỵ, đóng đô ở Lạc Dương. Đó là vua Nguỵ Văn đế. Tào Tháo được truy tôn là Nguỵ Vũ Đế.
Nhưng chỉ hơn 20 năm sau, một thuộc hạ khác của Tào Tháo là Tư Mã Ý cũng đã dùng lại thủ đoạn của Tào Tháo để khống chế triều đình Ngụy tạo nên cơ sở để lập nên nhà Tấn. Bản thân Tào Tháo trước kia từng tiên đoán Tư Mã Ý cũng là một kẻ gian hùng nhưng không có lý do chính đáng để buộc tội ông ta.
Tào Phi
Tào Phi ( 187-29 tháng 6 năm 226), chính thức được gọi là Tào Ngụy Văn Đế , tên tự Tử Hoàn sinh ra ở huyện Tiêu, nước Bái (hiện nay là An Huy). Ông là con thứ hai của nhà chính trị và nhà thơ Trung Hoa Tào Tháo và là Hoàng đế đầu tiên và người sáng lập thực sự của Tào Ngụy (cũng gọi là "Nước Ngụy")
Tào Phi, giống như cha mình, là một nhà thơ. Bài thơ Trung Hoa đầu tiên sử dụng thất ngôn thi là bài thơ Yến Ca Hành của Tào Phi. Ông cũng đã sáng tác hơn 100 bài thơ về nhiều chủ đề khác nhau.
Tào Phi là con trai lớn nhất của Tào Tháo và thứ phi của Tào Tháo là Biện Thái Hậu (sau này là vợ chính của Tào Tháo). Trong số anh em của mình, Tào Phi là người sắc sảo nhất. Thay vì dùy mài kinh sử hay thao luyện quân binh, Tào Phi thường có mặt trong triều với các quan chức để tranh thủ ủng hộ của các quan và tham gia vào việc quân sự cùng cha. Sau khi Tào Tháo đánh bại được cha con Viên Thiệu, Tào Phi đã lấy vợ của Viên Hy (con trai Viên Thiệu) là Chân thị, làm vợ. Sau này Chân thị sinh ra Tào Duệ là người kế nghiệp Tào Phi (Nguỵ Minh đế) nhưng vẫn bị thất sủng. Khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế đã sủng ái Quách thị và Chân thị bị buộc phải tự vẫn.
Năm 220, Tào Phi đã ép Hán Hiến Đế thoái vị và tự xưng là hoàng đế Ngụy. Tào Phi đã tiếp tục cuộc chiến của cha mình chống lại Thục Hán của Lưu Bị và Đông Ngô của Tôn Quyền nhưng đã không thành công. Không giống như cha mình, Tào Phi tập trung nỗ lực chủ yếu vào quốc gia của mình khiến nó thịnh trị dưới thời trị vì của ông.
Có nhiều xung đột nội bộ trong thời gian trị vì của Tào Phi. Tào Phi đã giáng chức em trai mình là Tào Thực, người được Tào Tháo yêu mến nhất và có tài làm thơ giỏi nhất trong các con trai Tào Tháo, đồng thời là người ganh đua quyền kế vị của Tào Phi) và Tào Phi cũng ra lệnh giết chết hai người bạn thân nhất của Tào Thực. Người ta cho rằng, em trai Tào Phi là Tào Hùng đã tự vẫn vì sợ ông anh mình tuy điều này không được ghi nhận trong tài liệu sử sách.
Tào Phi còn khiến tướng Vu Cấm phải xấu hổ mà chết. Vốn là Vu Cấm được Tào Tháo sai đi đánh nhau với Quan Vũ, bị Quan Vũ đánh bại và cùng phó tướng Bàng Đức bị bắt sống. Trong khi Bàng Đức không chịu khuất phục thì Vu Cấm lại sợ hãi xin Quan Vũ tha mạng. Kết quả Đức bị chém còn Cấm bị giam.
Sau đó Tôn Quyền sai Lã Mông đánh úp Kinh châu, bắt giết Quan Vũ. Quyền bắt được Vu Cấm, bèn trả về cho Tào Tháo. Không lâu sau Tào Tháo qua đời. Đến khi làm vua, Tào Phi sai người vẽ tranh chế diễu Vu Cấm đặt ở nơi công cộng. Trong tranh, Quan Vũ ngồi chễm chệ, Bàng Đức vươn cổ chịu chém, còn Vu Cấm thì khúm núm lạy lục Quan Vũ. Bởi thế Vu Cấm không chịu nổi nỗi nhục, nghĩ thành bệnh mà chết.
Tào Phi có nhiều điều đối xử và giám sát khắt khe với các anh em trong nhà, thậm chí còn hà khắc hơn với cả thân thuộc vủa nhà Hán cũ mà ông vừa giành ngôi. Nhiều nhà sử học cho rằng sở dĩ như vậy vì ông ghen tài văn chương với Tào Thực và tài quân sự với Tào Chương.
Trương Liêu
Trương Liêu (169-222), tự là Văn Viễn là vị tướng quân đội của phe Đại Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là 1 trong những vị tướng giỏi nhất của phe Đại Ngụy với sức khỏe và tài năng quân sự, từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.
Trương Liêu lúc đầu theo phục vụ dưới trướng Đinh Nguyên, một vị quan nhà Hán cùng Lữ Bố. Sau đó, Lữ Bố bị Đổng Trác dụ hàng nên Đinh Nguyên bị Lữ Bố giết, Trương Liêu về với Đổng Trác. Năm 189, Lữ Bố giết tiếp Đổng Trác, Trương Liêu trở thành tướng của Lữ Bố.
Năm 198, Tào Tháo đánh bại Lữ Bố ở trận Hạ Bì, Trương Liêu và Lữ Bố bị Tào Tháo bắt sống. Tào Tháo ra lệnh đem Lữ Bố chém và dụ hàng Trương Liêu. Trương Liêu cảm nghĩa Tào Tháo nên chịu hàng. Năm 200, Trương Liêu tham gia trận Quan Độ và tại đây ông đã lập công chiếm được Ô Sào là nơi cất giữ lương thực của Viên Thiệu khiến Viên Thiệu thua to.
Năm 208, Tào Tháo thất bại ở trận Xích Bích, Trương Liêu đã cứu Tào Tháo chạy trốn thành công. Sau đó, Trương Liêu được Tào Tháo giao trấn giữ Hợp Phì là nơi yếu điểm trước sự tấn công của Đông Ngô. Trương Liêu đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, bảo vệ thành công Hợp Phì và còn giết được 1 danh tướng của Đông Ngô là Thái Sử Từ. Sau trận đó, Tào Tháo phong Trương Liêu là Chinh Đông tướng quân.
Năm 215, Tào Tháo đem quân đánh Hán Trung. Tôn Quyền nhân cơ hội đó tấn công Hợp Phì lần nữa. Trương Liêu cùng Lí Điển, Nhạc Tiến với quân số ít hơn nhiều nhưng vẫn tiếp tục đẩy lùi được quân Đông Ngô. Sau trận này, quân đông Ngô nghe đến tên ông là sợ chết khiếp.
Sau khi Tào Phi lên nối nghiệp Tào Tháo, Trương Liêu vẫn tiếp tục được trọng dụng. Năm 222, ông cùng Tào Phi dẫn quân đánh Đông Ngô nhưng thất bại. Trương Liêu mất cùng năm đó, thọ 53 tuổi.
Tào Nhân
Điển Vi
Điển Vi (?-197) là một viên tướng sống vào cuối đời nhà Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Điển Vi là người theo bảo vệ Tào Tháo, người đã xây dựng nên nhà Đại Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Điển Vi quê ở Trần Lưu chua rõ năm sinh. Năm 189, Điển Vi theo thái thú Trương Mạc, sau vì lỡ tay giết người nên bỏ trốn sau về với Hạ Hầu Đôn, danh tướng của Tào Tháo. Sau Điển Vi được Hạ Hầu Đôn tiến cử cho Tào Tháo. Tào Tháo thấy Vi sức khỏe phi thường nên cho làm chức Trướng tiền đô úy, cho đi theo bảo vệ Tháo. Sau đó, Vi lập nhiều công trạng của Tháo nên được Tào Tháo rất tin tưởng.
Năm 197, Tào Tháo dẫn 15 vạn quân đánh Trương Tú ở Uyển Thành. Trương Tú đầu hàng. Sau vì Tào Tháo tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận bất ngờ đánh úp Tào Tháo. Tào Tháo tìm đường trốn. Nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên Tào Tháo mới thoát được. Sau đó Điển Vi hi sinh anh dũng. Tào Tháo rất thương tiếc Điển Vi nên khi về Hứa Đô, lập đền thờ Điển Vi và phong cho con trai Điển Vi là Điển Mãng chức Trung lang và nuôi dưỡng trong phủ.
Trận chiến tại Uyển Thành
Năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú. Trương Tú sợ quân lực của Tào Tháo nên đầu hàng. Nhưng sau đó Tào Tháo lại tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận, muốn đánh Tháo nên bàn với mưu sĩ là Giả Hủ và tướng là Hồ Xích Nhi. Hồ Xích Nhi bảo Tào Tháo có Điển Vi bảo vệ nên rất khó đánh, nên dùng kế ăn cắp đôi thiết kích của Vi. Thế là Trương Tú mời Điển Vi đến uống rượu cho say mèm rồi ăn cắp đôi thiết kích của Vi rồi đêm đó đốt lửa tấn công Tháo. Tào Tháo vội vàng bỏ chạy. Ðiển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa và tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu cả lại nghe tin Trương tú kéo quân đến nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài thì thấy vô số quân mã, cầm chặt giáo dài đánh bừa vào trại.
Điển Vi lăn sả vào đám quân ấy, chém giết một lúc chết hơn vài chục người, quân mã ấy mới lui, lại có quân bộ kéo đến. Hai bên giáo mác tua tủa như ngọn lau, mình Vi không một mảnh giáp, trên dưới bị vài mươi nhát đâm nhưng Vi vẫn cứ lăn sả vào đánh. Gươm mẻ không dùng được, Vi bỏ gươm, hai tay chụp ngay lấy hai xác chết làm khí giới, quật chết một lúc chết tám chín người. Giặc thấy thế không dám đến gần, chỉ đứng đằng xa bắn tên lại. Tên bắn như mưa, Ðiển Vi vẫn liều chết giữ cửa trại, nhưng quân giặc đã kéo được vào cửa sau, Ðiển Vi lại bị một mũi giáo đâm trúng giữa lưng. Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy đất rồi chết. Ông chết được nửa giờ rồi mà vẫn không ai dám đi qua cửa trước.
Tào Tháo nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên thoát nạn chạy được về Hứa Đô nhưng mất người con trai trưởng và người cháu. Tào Tháo thương tiếc Vi vô cùng, sai lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng:"Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi".
Tư Mã Ý
Tư Mã Ý (179 - 251) là một vị tướng, nhà chiến lược quân sự, một nhà chính trị của Tào Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc. Ông nổi tiếng nhất có lẽ là nhờ đã bảo vệ được Tào Ngụy khỏi các cuộc Bắc Phạt của Gia Cát Lượng. Thành công của ông và nhờ đó đưa ông lên vị trí quyền lực nhất trong triều đình nhà Ngụy đã tạo điều kiện cho con ông là Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy và sau cùng đã thành công trong việc tạo tiền đề cho cháu trai của mình là Tư Mã Viêm thành lập nhà Tấn, triều đại đã chấm dứt thời kỳ Tam Quốc, thống nhất Trung Hoa. Dau khi lập nhà Tấn, Tư Mã Ý đã được cháu mình phong thụy hiệu là Tấn Tuyên Đế với miếu hiệu là Cao Tổ.
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn , tự là Nguyên Nhượng là một vị tướng của Tào Tháo trong thời Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc. Hạ Hầu Đôn là người mãnh tướng anh dũng . Trong Trận chiến ở thành Lạc Hậu, Hạ Hầu Đôn trong lúc đánh quá hăng đã không đề phòng nên bị cung tên đâm vào mắt khiến ông đau đớn tột đỉnh . Tuy nhiên không vì thế mà làm ông mất đi dũng khí ông đã nuốt luôn con ngươi của mình và hùng hổ noi' 1 câu nói khiến cho quân địch phai khiếp sợ : tinh cha huyết mẹ, sao lại vứt bỏ nên đã không ngần ngại và cho luôn cả con ngươi vào miệng mình và nuốt. Ông cũng là người hảo hán luôn trung thành với Tào Tháo.
Hạ Hầu Uyên
Hạ Hầu Uyên (?-219) tự là Diệu Tài là vị tướng quân đội của phe Đại Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là anh em họ của Tào Tháo, người đứng đầu phe Đại Ngụy. Ông cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn trong đời Tam Quốc và chết trong trận chiến núi Định Quân năm 219 bởi Hoàng Trung, 1 trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.
Hạ Hầu uyên chưa rõ năm sinh, người Tiêu Quận, nước Bái, là đồng hương đồng thời là anh em họ Tào Tháo. Có nguồn sử liệu khác viết rằng Hạ Hầu Uyên từng nhận tội giết người nhằm cứu Tào Tháo khỏi bị giam giữ nên Tào Tháo biết ơn và gả em gái vợ cho. Năm 190, Tào Tháo tập hợp lực lượng đánh Đổng Trác, Hạ Hầu Uyên cùng Hạ Hầu Đôn cũng là họ hàng Tào Tháo dẫn 1000 quân đến giúp Tào Tháo. Sau đó, liên quân đánh Đổng Trác tan rã, Hạ Hầu Uyên giúp Tào Tháo tăng cường lực lượng và mở rộng lãnh thổ.
Năm 198, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia trận Hạ Bì chống lại Lữ Bố. Kết cục của trận chiến là cái chết của Lữ Bố. Năm 200, Tào Tháo và Viên Thiệu đại chiến tại Quan Độ, Hạ Hầu Uyên làm nhiệm vụ bảo vệ doanh trại và tiếp tế lương thảo. Trận Quan Độ kết thúc với thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu và Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc từ đó.
Năm 208, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia 2 trận đánh lớn là trận Trường Bản và trận Xích Bích nhưng thất bại. Năm 211, Mã Siêu dẫn 20 vạn đại quân Tây Lương tấn công Đồng Quan báo thù cha. Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đến chiếm lại Đồng Quan. Thời gian đầu, Mã Siêu chiếm ưu thế nhưng Tào Tháo sau đó phản công thắng lợi đánh bại Mã Siêu nhưng Mã Siêu chạy trốn. Sau trận Đồng Quan, Tào Tháo sai hạ Hầu Uyên trấn giữ Trường An phòng Mã Siêu.
Năm 213, Mã Siêu dẫn quân đánh chiếm lại Trường An. Hạ Hầu Uyên nhận lệnh của Tào Tháo liên kết cùng Dương Phụ đánh bại Mã Siêu lần nữa khiến Mã Siêu phải chạy đến Hán Trung. Sau đó, Hạ Hầu Uyên trở về Hứa Đô. Năm 215, Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đánh Hán Trung của Trương Lỗ. Trương Lỗ sai người dẫn quân đến Dương Bình Quan phòng thủ khiến quân Tào Tháo không qua được. Sau đó, Tào Tháo sai Hạ Hầu Uyên lặng lẽ dẫn quân đến đánh chiếm Dương Bình quan, quân của Trươg Lỗ không phòng thủ nên đại bại. Cuối cùng Tào Tháo chiếm Hán Trung. Cùng thời gian đó, quân Đông Ngô tấn công Hợp Phì nên Tào Tháo phải dẫn quân về Hợp Phì, giao Hán Trung lại cho Trương Cáp và Hạ Hầu Uyên. Hạ Hầu Uyên trấn giữ núi Định Quân là nơi hiểm yếu, đồng thời là nơi cất giữ lương thảo.
Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, sai Hoàng Trung tiến đánh núi Định Quân. Hạ Hầu Uyên nghe tin đó sai người báo cho Tào Tháo, Tào Tháo dẫn 40 vạn quân về cứu Hán Trung, sai Hạ Hầu Uyên ra nghênh địch. Hạ Hầu Uyên và Hoàng Trung bất phân thắng bại. Sau đó, Hoàng Trung chiếm Đối Sơn khiến Hạ Hầu Uyên tức giận đem quân đánh Đối Sơn. Hoàng Trung theo kế của Pháp Chính đợi quân của Hạ Hầu Uyên mỏi mệt thì kéo quân xuống, chém chết Hạ Hầu Uyên rồi sau đó dẫn quân chiếm luôn núi Định Quân. Cuối cùng, Lưu Bị chiếm luôn Hán Trung vào năm 219.
Từ Hoảng
Từ Hoảng, tên chữ là Công Minh vốn là tướng của Dương Phụng. Bán đầu, Dương Phụng cùng Hàn Tiêm bảo vệ vua Hán, sau thấy Tào Tháo được vua ân sủng nên ghen ghét và quay lại đánh Tào Tháo. Trong trận đánh, Tào Tháo thấy Từ Hoảng anh hùng nên đem lòng quí mến và cho người dụ hàng. Từ Hoảng theo Tào Tháo từ đó và lập nhiều chến công. Cuối cùng bị Mạnh Đạt bắn tên vào trán, chết tại Hứa Đô thọ 54 tuổi
Hứa Chử
Hứa Chử), tự Trọng Khang là vị tướng quân đội của nhà Đại Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hêt lòng vì chủ. Ông được Tào Tháo gọi là "Hổ hầu" hay còn có biệt danh là "Hổ dại" do Mã Siêu đặt cho khi ông và Mã Siêu đại chiến ở trận Đồng Quan.
Hứa Chử chưa rõ năm sinh, người Tiêu huyện, được miêu tả là người mình cao tám thước, lưng to mười bản tay, tay cầm thanh đao lớn . Khi Tào Tháo sai Điển Vi đi đánh dẹp bọn dư đảng giặc khăn vàng ở Nhữ Nam và Dĩnh Xuyên thì trên đường truy kích giặc gặp Hứa Chử. Điển Vi thấy Hứa Chử bắt được bọn giặc cướp nhưng không giao nộp nên lao vào đánh Hứa Chử. Cả 2 đánh nhau hơn trăm hiệp chưa bất phân thắng bại. Tào Tháo thấy Hứa Chử sức khỏe phi thường nhu vậy nên thích lắm bèn sai người dùng kế bắt sống rồi mời Hứa Chử theo phục vụ mình. Hứa Chủ vui vẻ nhận lời và được Tào Tháo phong làm đô úy, cho làm tướng hầu cận bên cạnh mình cùng với Điển Vi.
Từ đó, Hứa Chử bên cạnh Tào Tháo lập được nhiều công lớn và cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn, được Tào Tháo so sánh như Phàn Khoái, một vị tướng nổi tiếng sống vào đầu đời Hán. Năm 200, Hứa Chử tham gia trận Quan Độ chống lại Viên Thiệu và tại đây ông dược Tào Tháo sai làm tiên phong tiến đánh hậu cần quân lương của Viên Thiệu tại Ô Sào. Thất bại ở Ô Sào dẫn đến thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu ở trận Quan Độ.
Năm 208, Hứa Chử đi theo Tào Tháo đánh chiếm Kinh Châu và tham gia trận Xích Bích nhưng thất bại. Trên đường trở về Hứa Đô, Hứa Chử đã bảo vệ Tào Tháo và các mưu sĩ oan toàn trước sự truy kích của quân Lưu Bị và quân Đông Ngô.
Năm 211, Mã Siêu dẫn 20 vạn quân tấn công Trường An báo thù cho cha. Tào Tháo dẫn quân đến ải Đồng Quan nghênh địch. Trong trận Đồng Quan khi Mã Siêu suýt bắt được Tào Tháo thì bị Hứa Chử xông ra ngăn lại rồi còn tuyên chiến với Mã Siêu và cả 2 đánh nhau 1 trận kinh hồn. Sau trận đó, ai cũng gọi Hứa Chử là "Hổ hầu".
Năm 215, Hứa Chử theo Tào Tháo đi đánh chiếm Hán Trung. Tại đây, Hứa Chử cũng lập nhiều công lớn, góp công giúp Tào Tháo lấy Hán Trung. Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, Hứa Chử cũng đi theo Tào Tháo đến bảo vệ Hán Trung nhưng thất bại.
Năm 220, Tào Tháo bệnh mất, Hứa Chử theo phục vụ con trai Tào Tháo là Tào Phi. Sau khi Tào Phi mất thì không còn thông tin gì về ông nữa ngoài việc sau này con trai ông là Hứa Nghi vì vi phạm quân lệnh nên bị Chung Hội xử chém năm 263.
Trương Cáp
Trương Cáp (Zhang He) (167 - 231) tự là Tuấn Nghệ, là một võ tướng thời Hậu Hán, có công đóng góp rất lớn cho việc Tào Tháo lập nên nhà Ngụy.
Trương Cáp trước là thuộc hạ của Hàn Phúc, sau đó theo Viên Thiệu.
Khi Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ, Trương Cáp nghe lời dèm pha nên đã hàng Tào.
Sau này ông đã trở thành danh tướng nước Ngụy. Trong những chiến tích của ông thì trận giao tranh với Trương Phi ở Ba Tây được xem là nổi bật nhất, dù thất bại nhưng cuối cùng Trương Cáp cũng bày kế và giết được Lôi Đồng của Trương Phi.
Khi Tào Phi mất, Tào Duệ lên, Trương Cáp được phong làm Hữu tướng quân, người giữ quyền lực quan trọng nhất trong triều đình chỉ sau Tư Mã Ý và tham mưu Hạ Hầu Mậu. Ông được giao trọng trách cùng với Tư Mã Ý tiến đánh vùng Ba Thục.
Cuối cùng Cáp bị trúng kế của Gia Cát Lượng ở Kiếm Các và bỏ mạng.
NgôTôn Kiên
Tôn Kiên (155-193), tự Văn Đài, là một người trong lịch sử Trung Quốc đã đặt nền móng xây dựng nên nhà Đông Ngô vào đời Tam Quốc. Ông làm chủ vùng Giang Đông và còn là vị tướng quân đội tài giỏi.
Tôn Kiên sinh năm 155 ở Ngô Quận, đất Phú Xuân, thuộc dòng dõi Tôn Tử, nhà quân sự lừng danh đời Chiến quốc. Năm 172, Tôn Kiên tham gia dẹp loạn ở Cối Kê nên được triều đình nhà Hán phong cho chức Hạ Bì thừa.
Năm 184, loạn giặc khăn vàng do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tôn Kiên nhờ có công tham gia dẹp giặc nên được phong làm thái thú Trường Sa.
Năm 190, liên quân miền Đông gồm 18 đạo chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu tiến đánh Lạc Dương với ý định tiêu diệt Đổng Trác, loạn thần nhà Hán. Tại đây, trong trận chiến ở Dĩ Thủy Quan, Tôn Kiên đã chém chết tướng của Đổng Trác là Hoa Hùng khiến Đổng Trác phải chạy trốn về Trường An. 18 đạo chư hầu tan rã vì những mâu thuẫn nội bộ trong đó có mâu thuẫn giữa Viên Thiệu và Tôn Kiên về vấn đề ngọc tỉ. Tôn Kiên bỏ về Giang Đông. Viên Thiệu xúi Lưu Biểu là thái thú Kinh Châu chặn đường Tôn Kiên lấy lại ngọc tỉ. Tôn Kiên thua trận, mang mối thù với Lưu Biểu từ đó.
Năm 191, Viên Thuật là em của Viên Thiệu xui Tôn Kiên tấn công Lưu Biểu. Tôn Kiên cùng con trai là Tôn Sách kéo quân đến Kinh Châu nhưng chẳng may năm 193, Tôn Kiên bị lọt vào trận mai phục của Lã Công, tướng Lưu Biểu nên cả người lẫn ngựa chết dưới chân núi Hiện Sơn, thọ 38 tuổi.
Tôn Sách
Tôn Sách (175 - 200) là một viên tướng và một lãnh chúa trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là con trai trưởng của Tôn Kiên, người đã bị giết chết trong một trận đánh khi Tôn Sách mới 16 tuổi. Tôn Sách sau này rời bỏ khỏi người bạn đồng thời có thể coi là chủ cũ của cha mình là Viên Thuật để tiến về vùng đông nam Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với sự giúp đỡ của một số người có khả năng, như Trương Chiêu và Chu Du, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô, mà tại đó em trai của ông là Tôn Quyền cuối cùng đã xưng đế. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi vua, ông đã truy phong cho anh trai mình làm Trường Sa Hoàn Vương .
Năm 200, khi lãnh chúa đang nổi lên là Tào Tháo đang có trận đánh quyết định với Viên Thiệu tại Quan Độ, thì Tôn Sách dường như đã có kế hoạch tấn công kinh đô và căn cứ quân sự của Tào Tháo tại Hứa Xương. Tuy nhiên, ông đã bị ám sát và chết trước khi có thể thực hiện được kế hoạch này.
Tam Quốc Chí miêu tả Tôn Sách là một người thông minh và luôn cười. Ông cũng là người rộng lượng và có đầu óc dễ tiếp thu, có khả năng sử dụng con người theo khả năng của họ. Vì thế các bộ hạ của ông đều luôn luôn sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì ông. Một nhân vật cùng thời là Hứa Cống , trong một bức thư gửi cho Hán Hiến Đế, đã so sánh Tôn Sách với Hạng Vũ, một mãnh tướng cuối thời kỳ nhà Tần. Do Hạng Vũ thường được gọi là Sở Bá Vương nên Tôn Sách vì thế mà còn được gọi là Tiểu Bá Vương trong văn hóa dân gian Trung Quốc.
Tôn Quyền
Tôn Quyền, tự Trọng Mưu, người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Ông là người xây dựng nước Ngô thời Tam Quốc
Cuối đời Đông Hán, cha Tôn Quyền là Tôn Kiên, anh là Tôn Sách, đã chiếm cứ 6 quận Giang Đông làm căn cứ kình chống nhau giữa các phe phái quân phiệt. Tôn Kiên chết, không lâu sau Tôn Sách cũng bị giết hại trong một cuộc đi săn. Trước khi chết, Tôn Sách nói với bọn mưu thần Trương Chiêu: "Các ngươi nên gắng sức giúp em ta".
Tôn Quyền mới 18 tuổi đã nối chức vụ của anh mình, trở thành người thống trị tối cao ở tỉnh Giang Đông. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý đoàn kết lực lượng các phe, nên nhanh ng dành được uy vọng, khiến cục thế Đông Ngô ổn định trong thời hỗn loạn.
Năm 208, Tôn Quyền nghe nói Tào Tháo tiến vào Kinh Châu, lập tức phái Lỗ Túc lấy danh nghĩa viếng Lưu Biểu bị bệnh vừa mất để dò xét thực hư. Sau đó Lỗ Túc tìm gặp Lưu Bị bàn việc liên hiệp chống Tào.
Trong khi nội bộ Đông Ngô thảo luận, có người sợ uy lực Tào Tháo, đề nghị hàng Tào, bị bọn Lỗ Túc, Chu Du kiên quyết phản đối. Họ kiên trì chủ trương chống Tào, do đó củng cố quyết tâm của Tôn Quyền. Ông rút gươm báu chém sạt một góc án thư, lơn tiếng nói: "Ai còn bàn đầu hàng Tào Tháo thì kết cục như cái án này!". Kết quả trong trân Xích Bích, liên minh Tôn-Lưu đại thắng quân Tào, củng cố nên thống trị của Tôn Quyền ở Giang Đông. Mùa hạ năm 219, Tôn Quyền thừa lúc Quan Vũ dốc quân Kinh Châu đánh Tào Nguỵ ở phía Bắc giành được thắng lợi nhỏ nhặt, phái Lã Mông dẫn 2 vạn quân kéo đến đánh lấy Kinh Châu.
Tháng 7 năm 221, Tôn Quyền lại phái một tướng lĩnh không tên tuổi là Lục Tốn đến đánh chặn đại quân Lưu Bị. Hai bên giằng co 7, 8 tháng. Lục Tốn dùng chiến thuật "Thành cao hào sâu", không chịu ra đấu, dùng hoả công đánh quân Thục ở Di Lăng, giành được đại thắng. Điều này phản ảnh tài dùng người của Tôn Quyền.
Năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương, lấy quốc hiệu là Ngô, sau dời đô đến Kiến Nghiệp (nay là thành phố Nam Kinh, Giang Tô).
Tôn Quyền đối nội thống trị rất nghiêm khắc, đánh thuế nhiều và nặng. Có người khuyên ông: "Ra uy với kẻ tiểu nhân cần dùng hình phạt nặng, nếu đơn độc ngồi giữ Giang Đông thì binh lực hiện có cũng đủ dùng rồi, nhưng đơn độc ngồi giữ Giang Đông không khỏi là hạn hẹp, vẫn cần điều binh trước". Do đó, Tôn Quyền hết sức phát triển xuống dải đất Đông Nam. Để mở mang miền ven. Năm 230, Tôn Quyền phái đội thuyền người, do tướng quân Vệ Ôn và Gia Cát Trực suất lĩnh ra biển, đến Di Châu (nay là Đài Loan). Đó là sự ghi chép sớm nhất, minh xác nhất trong văn hiến hiện có liên quan đến việc qua lại giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan. Tôn Quyền đem quân tiến về hướng Đông Nam, thúc đẩy việc mở mang một dải đất khu vực này và thực hiện dung hợp dân tộc. Tôn Quyền đã từng sai thứ sử Lục Dận sang Việt Nam để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Tài năng chính trị của ông thậm chí Tào Tháo cũng phải khen ngợi, tuy rằng Tôn Sách anh của Tôn Quyền cũng là một người tài giỏi gần như vẹn toàn nhưng Tào Tháo không hề xem trọng, ông từng khen "Sinh con nên như Tôn Trọng Mưu".
Năm 252, Tôn Quyền qua đời, thọ 71 tuổi. Sau khi chết được truy tôn là Ngô Đại Đế
Tôn Thượng Hương
Thái Sử Từ
Lã Mông
Lã Mông (,178-219) tự Tử Minh, là vị tướng quân đội của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành người đứng đầu của quân đội Đông Ngô sau cái chết của Chu Du và Lỗ Túc và nổi tiếng qua việc chiếm Kinh Châu dẫn đến cái chết của Quan Vũ, người đứng đầu trong ngũ hổ tướng phe Thục Hán.
Lã Mông sinh năm 178 tại Nhữ Dương. Ông gia nhập Đông Ngô sau khi Tôn Quyền lên nối nghiệp Tôn Sách. Năm 208, ông tham gia trận chiến tại Hạ Khẩu chống lại Hoàng Tổ và trận Xích Bích chống lại Tào Tháo dưới quyền chỉ huy của đại đô đốc Đông Ngô là Chu Du.
Sau khi Chu Du mất quyền điều khiển quân đội thuộc về Lỗ Túc. Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì sai Lã Mông đi theo. Lã Mông dùng kế chiếm được Uyển Thành nhưng quân Đông Ngô sau đó vấp phải sự kháng cự của Trương Liêu nên không chiếm được Hợp Phì. Sau đó Tào Tháo đem quân từ Hán Trung trở về khiến Tôn Quyền phải rút quân.
Năm 217 Lỗ Túc mất, quyền điều khiển quân đội thuộc về Lã Mông. Lúc này Đông Ngô và Tây Thục xảy ra bất hòa về vấn đề Kinh Châu nên Tôn Quyền sai Lã Mông tìm cách chiếm Kinh Châu. Nhân lúc Quan Vũ đi đánh Phàn Thành ở Tương Dương, Lã Mông dùng kế đánh úp Kinh Châu rồi phục binh bắt được Quan Vũ khi ông trên đường chạy trốn về Thành Đô. Quan Vũ bị Tôn Quyền sai đem chém. Chẳng lâu sau đó Lã Mông cũng bệnh mất ở tuổi 41. Do Lã Mông mất cùng năm với Quan Vũ nên tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung hư cấu chuyện Quan Vũ hiện hồn về vật chết Lã Mông.
Lục Tốn
Lục Tốn ( 183-245) tự Bá Ngôn là quân sư của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng qua trận Di Lăng vào năm 222 đánh bại quân Thục Hán của Lưu Bị khiến ông trở thành 1 trong những quân sư nổi tiếng nhất của đời Tam Quốc.
Lục Tốn sinh năm 183, người Ngô Quận. Ông đến Đông Ngô theo Tôn Quyền sau khi Tôn Sách mất (năm 200) khoảng vài năm. Năm 208, Lục Tốn tham gia trận Xích Bích nhưng vì ông còn quá trẻ nên không lập được công trạng gì nổi bật.
Năm 219, nhân lúc Lưu Bị và Tào Tháo đanh tranh giành Hán Trung và Quan Vũ dẫn quân đánh Tương Dương, không quan tâm đến Kinh Châu là nơi mà Đông Ngô đã dòm ngó từ lâu, Lục Tốn đã bày kế cho Lã Mông chiếm Kinh Châu, dẫn đến cái chết của Quan Vũ, nguyên nhân chủ yếu của trận Di Lăng sau này.
Năm 222, Lưu Bị dẫn 7 vạn quân đánh Đông Ngô báo thù cho Quan Vũ. Lúc này các quân sư hàng đầu của Đông Ngô như Chu Du, Lỗ Túc và Lã Mông đã qua đời nên trọng trách bảo vệ Đông Ngô được giao cho Lục Tốn. Biết Lưu Bị không có kinh nghiệm dùng binh, đóng quân ở nơi tử địa nên Lục Tốn đã dùng hỏa công tiêu diệt 70 doanh trại của Lưu Bị, đánh tan 7 vạn quân của Lưu Bị. Sau trận này 1 năm Lưu Bị bệnh chết ở thành Bạch Đế.
Sau trận Di Lăng, Đông Ngô và Thục Hán kí hòa ước nên từ năm 222 đến năm 245, Lục Tốn đã nhiều lần đánh đuổi quân Đại Ngụy, bảo vệ thành công Đông Ngô. Năm 234, ông dẫn quân đánh Hợp Phì theo sự nhờ cậy của Khổng Minh nhưng thất bại. Năm 245, ông mất ở tuổi 62.
Lăng Thống
Hoàng Cái
Hoàng Cái (?-?) tự Công Phúc là vị tướng quân đội của nhà Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông phục vụ cho cả 3 nhà lãnh đạo Đông Ngô là Tôn Kiên, Tôn Sách và Tôn Quyền và nổi tiếng qua chiến công trá hàng đốt chiến thuyền của quân Tào Tháo trong trận Xích Bích dẫn đến thắng lợi của quân Đông Ngô vào năm 208 SCN.
Hoàng Cái chưa rõ năm sinh, đã theo phục vụ Tôn Kiên từ những ngày đầu Tôn Kiên lập nghiệp. Năm 189, Tôn Kiên theo lời kêu gọi của Viên Thiệu và Tào Tháo dẫn quân về Trường An tiêu diệt Đổng Trác. Viên Thiệu sai Tôn Kiên làm tiên phong tiến đánh Dĩ Thủy Quan và tại đây Tôn Kiên đã chém chết tướng Đổng Trác là Hoa Hùng. Nhưng sau liên quân phát sinh mâu thuẫn nên Hoàng Cái cùng Tôn Kiên trở về Giang Đông.
Năm 193, Tôn Kiên tử trận tại Kinh Châu, con trưởng của Tôn Kiên là Tôn Sách lên thay. Hoàng Cái cùng Tôn Sách đem quân mở rộng lãnh thổ Giang Đông cho đến tận năm 200 thì Tôn Sách mất, Tôn Quyền lên thay.
Tôn Quyền lên thay Tôn Sách thì chỉ lo ổn định Giang Đông. Năm 208, Tôn Quyền chiếm Hạ Khẩu của Hoàng Tổ còn Tào Tháo chiếm Kinh Châu, có ý muốn tiêu diệt Giang Đông. Tôn Quyền bèn liên kết với Lưu Bị chống lại Tào Tháo, trận Xích Bích bùng nổ. Tôn Quyền phong Chu Du làm đại đô đốc chống quân Tào Tháo. Chu Du sử dụng liên hoàn kế chống lại Tào Tháo, trong đó phải tìm người trá hàng đốt chiến thuyền Tào Tháo. Hoàng Cái liền nhận nhiệm vụ đó. Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì Hoàng Cái đã để Chu Du đánh 50 roi đến thịt nát, máu văng rồi ông nhờ Tưởng Cán đem hàng thư đến Tào Tháo, Tào Tháo tin lời và khi Hoàng Cái đến trá hàng giả vờ là đi tải lương nhưng trong khoang thuyền chứa đầy chất dẫn hỏa. Khi thuyền đến gần thủy trại Tào Tháo thì Hoàng Cái phóng hỏa đốt cháy chiến thuyền Tào Tháo rồi định kéo đi giết Tào Tháo nhưng bị Trương Liêu bắn 1 mũi tên té xuống nước may nhờ có Hàn Đương cứu thoát chết.
Cam Ninh
Cam Ninh (175-218) tự Hưng Bá là vị tướng quân đội của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng là 1 vị tướng gan dạ và dũng mãnh qua nhiều trận đánh nhưng nổi tiếng nhất là trận Hợp Phì năm 215 giữa Đông Ngô và Đại Ngụy.
Cam Ninh sinh năm 175 tại Lâm Giang thuộc Ba quận. khi còn trẻ ông là người thông hiểu về kinh sử, có sức mạnh hơn người, tính lại thích lãng du, thường chiêu tập bọn du đảng, lưng đeo chuông đồng, tung hoành khắp thiên hạ. Ai ai nghe tiếng chuông đều kinh hãi ù té bỏ chạy trốn. Ông còn lấy gấm Tây Xuyên làm buồm thuyền, vì thế người ta gọi là "giặc buồm gấm". Về sau, ông hối hận việc làm của mình nên cải tà quy chánh, dẫn thủ hạ đến đầu Lưu Biểu. Thấy Lưu Biểu không làm nổi việc lớn, Ninh muốn sang theo Ðông Ngô , nhưng lại bị Hoàng Tổ giữ lại ở Hạ Khẩu. Khi Đông Ngô tiến đánh Hạ Khẩu, Hoàng Tổ đã nhờ Cam Ninh bắn chết tướng Đông Ngô là Lăng Tháo mới giữ được thành nhưng về sau, Tổ lại bạc đãi Ninh. Viên Đô Ðốc của Hoàng Tổ là Tô Phi nhiều lần khuyên Hoàng Tổ trọng dụng Cam Ninh nhưng Hoàng Tổ cho Ninh chỉ là tên cướp biển nên coi khinh. Về sau, Cam Ninh đầu hàng Đông Ngô và đém quân đánh trở lại Hoàng Tổ vào năm 208. Hoàng Tổ bị Cam Ninh giết chết và cả vùng Giang Hạ thuộc về Đông Ngô.
Cùng năm đó, Tào Tháo đem 83 vạn quân tiến đánh Đông Ngô nhưng thất bại ở trận Xích Bích. Cam Ninh cũng tham gia trận Xích Bích và lập được nhiều công trạng. Sau đó, ông theo Chu Du tấn công Nam Quận với ý đồ đoạt Kinh Châu của Tào Tháo. Chu Du sai ông tấn công thành Di Lăng nhưng sau khi chiếm thành ông bị vây hãm trong thành, may nhờ có Chu Thái và Chu Du đến cứu. Sau những trận đánh này danh tiếng của Cam Ninh vang danh khắp nơi.
Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì của Đại Ngụy nhưng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trương Liêu, danh tướng của Tào Tháo. Tuy nhiên do quân lực chênh lệch lớn nên Trương Liêu sai người cầu viện Tào Tháo khi đó vừa chiếm được Hán Trung. Tào Tháo liền dẫn 40 vạn quân về cứu Hợp Phì. Tôn Quyền nghe tin đó bèn hỏi ai có thể ra đánh làm giảm nhuệ khí của quân Ngụy. Cam Ninh xin đi và chỉ xin mang theo 100 kị binh. Và sau đó chỉ với 100 kị binh ông đã khiến quân Ngụy hỗn loạn và trở về mà không mất 1 người nào. Tôn Quyền khen thưởng ông rất hậu và bảo Tào Tháo có Trương Liêu còn ông có Cam Ninh dư sức đối chọi lại.
Chẳng lâu sau đó, ông mất năm 218 ở tuổi 43 vì bệnh. Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì ông mất năm 222 trong trận Di Lăng bởi tướng Phiên là Sa Ma Kha.
Chu Du
Chu Du (175 - 210) , tên tự là Công Cẩn , là danh tướng của nước Ngô (Đông Ngô) thời Tam Quốc. Trong bộ truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung có viết rằng do Chu Du đẹp trai và rất giỏi âm luật nên được gọi là Mỹ Chu Lang . Ông là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại Đô Đốc Thủy Quân (Grand Admiral), nên được gọi là Chu Đô Đốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở sông Xích Bích trước quân Tào Tháo, là trận chiến lớn nhất thời đó.
Chu Du sinh ra và lớn lên tại huyện Thư, quận Lư Giang. Lư Giang thuộc vùng Hoài Nam của Trung Nguyên, nhưng rất gần đất Ngô-Việt, ngày nay là Thư Thành, An Huy thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Gia đình Chu Du đều là danh sĩ, cha ông là Chu Dị từng làm quan huyện lạc Dương, ông nội ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung vừng làm quan Hiệu Úy.
Chu Du thời trẻ chơi với Tôn Sách, con của Tôn Kiên, và hai người thân nhau như anh em. Khi Tôn Kiên bị giết trong cuộc chiến với Lưu Biểu, Tôn Sách lúc đó 16 tuổi, bắt đầu chinh phạt đất Ngô. Chu Du đem quân giúp Tôn Sách và trở thành khai quốc công thần.
Năm Chu Du 24 tuổi đánh chiếm Uyển Thành và cùng với Tôn Sách đi cầu hôn 2 cô con gái xinh đẹp của Kiều Tông. Tôn Sách cưới Đại Kiều, còn Chu Du cưới Tiểu Kiều.
Năm 200, Tôn Sách bị thích khách bắn bị thương rồi chết (nhưng Tam Quốc Diễn Nghĩa lại ghi rằng Tôn Sách giết một phù thủy nên bị nguyền rủa mà chết). Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng ghi rằng "Tôn Sách dặn Tôn Quyền chuyện đối nội thì hỏi Trương Chiêu, đối ngoại hỏi Chu Du". Chu Du chuyển từ thành Ba Khâu về Ngô Quận để giúp đỡ Tôn Quyền, lúc ấy còn nhỏ.
Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu và đòi Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin. Trương Chiêu sợ có chiến tranh nên không dám quyết định, nhưng Tôn Quyền nghe lời Chu Du và cương quyết từ chối. Tào Tháo cho một người tên là Tưởng Cán, là người quen của Chu Du đến dụ ông, nhưng Tưởng Cán về báo rằng "Chu Du là người có chí hướng cao vời, không thể thuyết phục được".
Năm 208, Lưu Bị thua chạy khỏi đất Trung Nguyên. Lưu Biểu chết bệnh, con là Lưu Tông đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, lấy danh nghĩa của Hán đế để yêu cầu Tôn Quyền đầu hàng. Lưu Bị cũng cho sứ giả cầu cứu. Các quan nước Ngô chia làm 2 phe, phe chủ hàng do Trương Chiêu cầm đầu, phe chủ chiến do Chu Du và Lỗ Túc đứng đầu. Chu Du phân tích cho Tôn Quyền tình hình chiến lược như sau:
Địa thế: Đất Ngô có sông bao bọc. Tào Tháo không có thủy quân giỏi.
Tình thế: Tào Tháo chưa bình định xong vùng Tây Lương, không thể ở lâu.
Thời điểm: Đang là mùa đông, đất Ngô khí hậu ẩm ước, quân phương Bắc sẽ sinh bệnh.
Tôn Quyền cho Chu Du và Trình Phổ đi hợp quân với Lưu Bị. Quân Tào đóng ở bờ bắc sông Xích Bích, quân Ngô đóng ở bờ nam.
Quân của Chu Du ít hơn nhiều, nhưng lại chiếm ưu thế về thủy chiến, Tào Tháo không thể qua sông nên đóng trại ở bờ bắc để huấn luyện quân. Ông ta dùng xích sắt nối thuyền lớn lại theo lối của kị binh Liên Hoàn Mã, gọi đó là "Liên Hoàn Thuyền". Hoàng Cái giả đầu hàng Tào Tháo, và vào một đêm có gió đông nam, quân Ngô dùng hỏa công đánh trại của Tào Tháo, quân Tào thua to bỏ chạy. Do bị liên quân của Tôn Quyền và Lưu Bị đuổi, Tào Tháo cho Tào Nhân giữ Nam Quận, rồi rút về phương bắc. Trận Xích Bích đưa tên tuổi Chu Du nổi lên, và được liệt vào hàng những tướng giỏi của lịch sử Trung Quốc.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung viết để ca ngợi nhà Thục Hán, nên "thần thánh hóa" Gia Cát Lượng, biến Chu Du thành con tốt trong tay Khổng Minh. Những chuyện như "thuyền cỏ mượn tên" được các nhà sử học sau này cho là cực kỳ hoang đường; bởi vì trong đêm, thủy chiến thường dùng tên lửa tẩm dầu để bắn nhau, chỉ cần một mũi tên trúng đích là thuyền bắt lửa, ánh sáng sẽ biến nó thành mục tiêu. Trong cuốn "Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện" của tác giả người Trung Quốc Trần Văn Đức có viết: "La Quán Trung là một thư sinh chưa bao giờ biết đến chiến trận, nên viết có nhiều chỗ hoang đường".
Chu Du tiến đánh Nam Quận, trong lúc đánh thành thì bị tên bắn trọng thương. Tào Nhân nghe tin thì kéo ra khỏi thành đánh, nhưng Chu Du dù bị thương vẫn huy động quân sĩ đánh bại Tào Nhân. Nhưng mũi tên có độc, vết thương của Chu Du không thể chữa khỏi, đến năm 210 thì chết, khi đó 36 tuổi. Người kế tục ông làm quân sư cho Tôn Quyền là Lỗ Túc.
Chu Du là người yêu âm nhạc, lễ phép khiêm tốn, nhưng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông bị mô tả như một đứa trẻ ngô nghê và nóng tính, bị Gia Cát Lượng chọc tức 3 lần đến chết. Nhà văn còn viết một câu khá nổi tiếng rằng trước khi chết Chu Du phẫn uất mà than: "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?". Trong bộ "Tướng Soái Trung Quốc Toàn Truyện" của các tác giả Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Tuyết và Dương Hiệu Xuân có ghi: "đó là lời lẽ của nhà văn, hoàn toàn không đáng tin". La Quán Trung là người đời sau, không có sách sử nào ghi như vậy, làm sao ông ta biết được là Chu Du nói gì trước khi chết? La Quán Trung là người "trù dập các tướng lĩnh Ngô, Ngụy và biến các tướng Thục thành thần, nếu các tướng Thục giỏi như vậy, sao cứ thua mãi?". Nhiều nhà phân tích cho rằng Khổng Minh có tài trị nước và vạch định sách lược, nhưng về chiến thuật và chiến trận thì kém, bằng chứng là từ thành Hán Trung ra đánh Trường An, chỉ cách nhau mấy dặm, nhưng chưa bao giờ thấy được mặt thành Trường An vì cứ bị thua giữa đường. (Mã Siêu chỉ đánh 1 trận là chiếm được Trường An).
Chu Du có công cực lớn trong việc giúp nhà họ Tôn lập nên Đông Ngô, là khai quốc đại công thần, từng theo phò tá cho cả 3 vị chủ tướng đầu tiên của Ngô.
Chu Thái
Chu Thái ( ?-225) tự Ấu Bình là vị tướng quân đội sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng của phe Đông Ngô , nổi tiếng trong việc đã nhiều lần cứu Tôn Quyền là vua Đông Ngô thoát khỏi vòng vây.
Chu Thái không rõ năm sinh, quê ở Hạ Sái xứ Cửu Giang. Năm 195 khi Tôn Sách là anh trai của Tôn Quyền đem quân đánh Lưu Do là thái thú Dương Châu để tăng cường thế lực. Chu Thái và Tưởng Khâm khi đó tụ tập quân trong sông Dương Tử, cướp bóc kiếm ăn khi nghe tiếng Tôn Sách là người hào kiệt ở Giang Ðông, hay cầu người hiền cho nên dẫn đồ đảng hơn ba trăm người đến theo. Sau đó, Tôn Sách bình định được Giang Đông thì giao cho em trai ông là Tôn Quyền cùng với Chu Thái giữ ở Tuyên Thành. Khi giặc núi bốn mặt kéo đến vào ban đêm, vì quá bất ngờ không kịp chống cự nên Chu Thái ôm Tôn Quyền lên ngựa để chạy. Chu Thái tả xung hữu đột cứu Tôn Quyền ra khỏi vòng vây nhưng bị 12 vết thương nặng suýt chết, may sau nhờ có thần y Hoa Đà cứu giúp.
Năm 200, Tôn Sách mất giao lại Giang Đông cho Tôn Quyền. Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì. Khi Tôn Quyền bị Trương Liêu, Từ Hoảng vây khốn thì Chu Thái lần nữa cứu Tôn Quyền thoát khỏi vòng vây. Tôn Quyền nhờ có Chu Thái đỡ tên giùm nên không bị gì còn Chu Thái bị tên bắn xuyên hai lần áo giáp, còn vết thương thì vô kể. Lát sau Chu Thái còn lao vào vòng vây cứu Từ Thịnh. Trở về, Tôn Quyền mở một bữa tiệc nhỏ. Trong bữa tiệc ông bảo Chu Thái vén áo lên rồi hỏi thăm từng vết thương, Chu Thái cứ thực tình mà tâu từng vết thương bị khi nào, tại sao. Cứ mỗi vết thương, Tôn Quyền lại ban cho Chu Thái một chén rượu, lát sau Chu Thái say mèm. Sau đó Quyền lại ban cho Thái một cái tán , để ra vào thêm phần quí trọng.
Năm 222, Lưu Bị dẫn quân đánh Đông Ngô báo thù cho 2 em là Quan Vũ, Trương Phi. Đông Ngô nhờ có Lục Tốn dùng hỏa công đốt 40 doanh trại của Lưu Bị tại Di Lăng nên quân Thục đại bại. Chu Thái tham gia trận chiến này, đã chém chết Man Vương là Sa Ma Kha khi ông kéo quân truy kích quân Thục.
Năm 225, Chu Thái mất tại Giang Đông.
Nhị Đại Song Kiều
Đại Kiều với Tiểu Kiều là con của Kiều Quốc Công. Em vợ của Chu Du, chị vợ của Tôn Sách.
1vài nhân vật khác
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền là một người đẹp trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc. Điêu Thuyền được mệnh danh là người đẹp bế nguyệt, có sắp đẹp khiến cho trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi.
Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là "Bế Nguyệt".
Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được gả cho cả 2 cha con nuôi Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián, một mặt tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác. Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này".
Hình ảnh Lã Bố và Điêu Thuyền trong phim truyền hình "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của Trung QuốcTrong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:
"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"
Có bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Điêu Thuyền :
Phải người cung cũ Chiêu Dương?
Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng
Nhẹ nhàng mình liễu như bông,
Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ
Động đình lạc lối hoa bay,
Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân
Nhà vàng gió cợt cành xuân,
Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!
Lại có người tả cảnh Đổng Trác mê say tiếng đàn, giọng hát, ánh mắt và vẻ xuân của nàng:
Nhất điểm anh đào khải giáng thần
Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân
Đinh hương thiệt thổ hành cương kiếm
Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!
Tạm dịch:
Một đóa anh đào chúm chím môi,
Đôi hàng răng ngọc rạng xuân tươi.
Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:
Chém chết gian thần có lúc thôi
Lã Bố
Lã Bố, tự là Phụng Tiên (đôi khi cũng được gọi là Lữ Bố và Lữ Phụng Tiên), người đất Cửu Nguyên (nay là thành phố Bao Đầu, nội Mông Cổ). Lã Bố là một võ tướng và là một quân phiệt cát cứ cuối đời Đông Hán. Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này Lã Bố được mô tả là một viên tướng hết sức dũng mãnh, chuyên sử dụng phương thiên họa kích. Người ta thường nói "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố".
Giết cha nuôi, lại nhận cha nuôi
Trước Lã Bố là tướng của Đinh Nguyên, nhận làm nghĩa phụ. Nhưng sau Đổng Trác cho người là Lý Túc đem ngựa Xích Thố đến dụ, Lã Bố lại giết Đinh Nguyên và về với Đổng Trác, nhận làm con nuôi ông này. Lã Bố là dũng tướng của Đổng Trác giúp Đổng Trác thực hiện âm mưu cướp ngôi vua nhà Hán.
Mỹ nhân kế
Trong phủ có quan tư đồ Vương Doãn bề ngoài cung kính nhưng ngấm ngầm lập mưu giết Đổng Trác. Vương Doãn biết hai cha con Lã Bố và Đổng Trác có tính hiếu sắc nên dùng kế ly gián trước gả con gái nuôi là Điêu Thuyền cho Lã Bố sau là Đổng Trác gây nên mối bất hòa giữa hai cha con. Kết quả là Lã Bố giết chết Đổng Trác, lấy Điêu Thuyền làm thiếp.
Lập nghiệp riêng
Lý Thôi (Lý Giác) đem quân về báo thù cho Đổng Trác. Vương Doãn bị giết, Lã Bố bỏ chạy. Ông ta nương nhờ Viên Thuật, rồi Trương Dương, rồi Viên Thiệu, Trương Mạc. Lã Bố có các tướng giỏi là Trần Cung, Cao Thuận, Trương Liêu, Tang Bá, đánh chiếm Bộc Dương của Tào Tháo. Nhưng sau đó Tào Tháo kéo đến, dí Lã Bố chạy về phía đông. Bố lại nương nhờ Lưu Bị, nhưng sau đó chiếm thành Hạ Phì của họ Lưu, từ đó hùng cứ ở Từ Châu.
Cửa quan bắn kích
Viên Thuật đánh Lưu Bị, cho tiền Lã Bố để ngồi yên. Lưu Bị lại cầu cứu Lã Bố. Bố mời 2 bên đến uống trà. Lã Bố cho dựng một cây kích ở rất xa, nói rằng nếu bắn trúng ngạnh kích bì 2 bên phải bãi binh. Tướng của Viên Thuậy là Kỉ Linh không dám nói, còn Lưu Bị cầu cho bắn trúng. Lã Bố nhắm bắn trúng ngay ngạnh kích, Kỉ Linh đành rút về.
Tráo trở liên tục
Viên Thuật xưng đế, định hỏi cưới con gái Lã Bố cho con trai mình. Lã Bố nhận lời, đưa con gái đi, nhưng giữa chừng lại theo phe Tào Tháo để được phong chức, đuổi theo đem con về. Lã Bố gây chiến với Viên Thuật, nhưng ít lâu sau chưa thấy được lên chức, lại chuyển theo Viên THuật, trở lại đánh Tào Tháo.
Liều mạng giữ cô thành
Năm 198, Lã Bố tấn công Lưu Bị, Tào Tháo đến cứu Lưu Bị. Lã Bố nghe lời vợ, ngồi nhà giữ thành, bị bao vây. Lã Bố lại cầu cứu Viên Thuật, nhưng Viên Thuật đòi gả con dâu mới đến cứu. Lã Bố giữ thành Hạ Phì, bị chính tướng lĩnh của mình phản bội, bắt nộp Tào Tháo. Nhưng trong bộ "Trung Quốc tướng soái toàn truyện" của Trịnh Phúc Điền, Dương Diệu Xuân và Khả Vĩnh Tuyết (Tập 1, trang 500), Lã Bố thấy thế lâm nguy, bảo bộ hạ lấy đầu mình đi dâng Tào Tháo lấy công, nhưng bộ hạ không nỡ làm. Lã Bố đành ra hàng.
Thằng Tai To kia!!
Đằng nào cũng vậy, Lã Bố bị trói đến trước mặt Tào Tháo, nói rằng "Thiên Hạ từ nay yên rồi!". Tào Tháo hỏi tại sao, Lã Bố nói "Có ta làm phó thống lĩnh kỵ binh, bình thiên hạ dễ như trở bàn tay". Tào Tháo định thả Lã Bố, nhưng Lưu Bị ngồi bên nói "Ngài quên Đinh Nguyên và Đổng Trác rồi ư?". Thế là Lã Bố bị đưa đi thắt cổ. Lã Bố còn quay lại chửi Lưu Bị: "Thằng tai to kia mới là không đáng tin nhất! Mày quên công ta bắn kích rồi ư?" Lã Bố cùng Trần Cung, Cao Thuận đều bị treo cổ. Trương Liêu và Tang Bá đầu hàng.
Tính cách
Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là một kẻ bạc nghĩa vô tình, nhận Đinh Nguyên, Đổng Trác làm cha nuôi, rồi sau đó lại chính tay mình giết hại hai người này. Khi bị Tào Tháo đánh đuổi đã chạy về với Lưu Bị, được Lưu Bị coi trọng đối xử hậu hĩnh, nhưng khi Lưu Bị đi đánh Viên Thuật thì Lã Bố đã lợi dụng việc đó chiếm lấy đất của Lưu Bị, sau đó khi Lữ Bố bị Viên Thuật đánh thì lại gọi Lưu Bị trở lại giúp mình... Có thể nói Lã Bố là một kẻ bất hiếu với cha, bất nghĩa với bạn bè, bất tín với người đời, là một kẻ bất trí, hữu dũng vô mưu, nhiều lần đã bị thảm bại chỉ vì không chịu nghe lời khuyên của những kẻ hiền.
Tuy vậy, sự dũng mãnh, uy phong của Lã Bố thì không ai có thể phủ nhận. Có thể nói trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là tướng mạnh nhất trong tất cả các tướng, vượt trên cả Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Điển Vi... cho đến mười mấy năm sau khi có sự xuất hiện của vị tướng Mã Siêu trẻ tuổi khiến Tào Tháo phải nhận định Mã Siêu mạnh không thua Lã Bố. Chính sự dũng mãnh đó đã giúp cho Lã Bố vang danh thiên hạ, ngay cả khi Lã Bố không nghe theo lời Trần Cung, bị trúng kế của Quách Gia, nhưng với sự kiêu dũng của mình Lã Bố vẫn có thể đảo ngược tình thế đến nỗi suýt nữa giết được Tào Tháo. Trong truyện thì sức mạnh của Lã Bố được ca ngợi qua lần một mình đấu với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, hay một mình địch sáu tướng của Tào Tháo, trong đó gồm cả Hứa Chử và Điển Vi.
Đổng Trác
Đổng Trác (132-192) là một viên quan nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc, sống vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc.
Đổng Trác có tên chữ là Trọng Dĩnh, người huyện Lâm Thao quận Lũng Tây (nay là huyện Mân tỉnh Cam Túc). Huyện Lâm Thao thuộc phía nam quận Lũng Tây do Đô úy cai trị, trong thời Tây Hán là một biên thùy trọng trấn phòng ngự rợ Khương. Địa thế vùng này núi cao, sông sâu, vốn thuộc đất Khương Trung. Người dân ở đây giao tiếp với người dân tộc Khương, cưỡi ngựa bắn cung, tập thành tính tình hung hãn mạnh bạo. Đổng Trác chính là một nhân vật hùng tài đại lược lớn từ hoàn cảnh địa lý và phong tục tập quán, xã hội như vậy. Đổng Trác xuất thân từ một gia đình võ quan, cha là Đổng Quân Nhã làm quan Huyện úy huyện Luân Thị đất Dĩnh Xuyên vai trò chỉ huy quân lính ở huyện, duy trì trật tự an ninh địa phương.
Đổng Trác tòng quân vào khoảng 25 tuổi, được Thứ sử Lương Châu cho làm chức Lương Châu Binh mã duyện (Chức phó coi việc quân), trông giữ biên tái, đánh đuổi quân Khương, giết giặc hàng nghìn, lập được nhiều quân công. Năm 162, Đổng Trác 30 tuổi, được Thứ sử Tính Châu là Đoàn Quýnh đề cử, vào Cấm vệ quân ở Kinh thành làm chức Vũ Lâm lang.
Năm 167, Đổng Trác được thăng chức Quân tư mã của trung lang tướng Trương Hoán, cùng với một Tư mã khác là Doãn Đoan hợp đồng tác chiến, đánh bại quân xâm chiếm quấy nhiễu vùng Quan Trung là rợ Đồn Khương và Tiên Linh Khương gồm năm, sáu nghìn kỵ binh. Luận công ban thưởng, Đổng Trác được thăng làm Lang trung, chuyển làm Quảng Vũ lệnh, rồi trải qua các chức Đô úy Bắc bộ Thục quận, Hiệu úy Mậu kỷ Tây vực. Hiệu úy Mậu kỷ là chức quan võ cao cấp trông coi và giữ gìn vùng Tây vực, là võ quan đầu ngành ở đấy.
Năm 184, trước cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng, Đổng Trác được dùng làm Đông Trung lang tướng đánh quân Khăn Vàng ở hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông, thua trận và bị bãi chức.
Phế vua cũ, lập vua mới
Sự hỗn loạn trong triều đình nhà Đông Hán đã mở đường cho Đổng Trác từ miền Tây Bắc trở về kinh thành Lạc Dương và kiểm soát toàn bộ triều chính, mở đầu cho một cuộc nội chiến trên toàn lãnh thổ Trung Hoa.
Đổng Trác liên tiếp sử dụng mưu kế bức bách để vua Hán Thiếu Đế (Lưu Biện) phải nhường ngôi cho em là Trần Lưu Vương Lưu Hiệp, tức Hán Hiến Đế và phế Thiếu Đế làm Hoằng Nông Vương rồi sau đó giết đi. Năm 190 liên minh 18 sứ quân do Viên Thiệu cầm đầu đã nổi dậy ở các tỉnh miền đông chống lại Đổng Trác. Dưới áp lực này, Đổng Trác phải mang Hiến đế chạy về phía tây tới Trường An vào tháng 5 năm 191.
Gián tiếp làm nhà Hán suy sụpĐổng Trác lui khỏi Lạc Dương, ép vua rời đô về phía Tây. Ông ta cho đào bới lăng tẩm các vua và mồ mả công khanh để vét lấy châu báu. Người dân Trung Hoa cho rằng Đổng Trác chính là một tên trộm đào mộ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông còn bắt mấy triệu nhân dân Lạc Dương và vùng quanh đó đưa tới Quan Trung rồi đốt sạch nhà cửa, súc vật cũng không tha. Nhân dân bị xua đi, dọc đường thiếu thốn lương thực, lại bị lũ lính đánh đập và cướp bóc, người chết nhiều vô kể, thây chất đầy đường (theo Tam Quốc Diễn Nghĩa).
Những việc làm chưa được xác thực
Sau đó Đổng Trác lại tàn phá luôn đất Quan Trung, ra sức vơ vét bóc lột nhân dân: tích trữ 30 năm quân lương, cất giấu 2-3 vạn cân vàng, 8-9 vạn cân bạc, lụa là gấm vóc chất như núi, có nhiều giả thuyết cho rằng Đổng Trác sai quân c phá cả những bức tượng người bằng đồng từ thời nhà Tần, hủy hoại tiền đã được lưu hành từ thời nhà Hán rồi cho đúc tiền nhỏ làm vật giá leo thang, nhân dân lao động chịu thêm bao khốn cực nữa.
Cái chết
Tháng 4 năm 192, quan tư đồ Vương Doãn dùng mỹ nhân kế hiến Điêu Thuyền, tạo mâu thuẫn giữa hai cha con Đổng Trác và Lã Bố để rồi sau đó lại bị Lã Bố phục kích giết chết Đổng Trác, đoạt lấy Điêu Thuyền rồi cùng với Trần Cung tạo lập thế lực riêng cho mình. Đổng Trác chết rồi, trai gái thành Trường An đem bán quần áo, trang sức đổi lấy rượu để ăn mừng. Cái xác to phì của Đổng bị đem bỏ ngoài chợ để răn đe mọi người. Quân sĩ lấy rơm quấn quanh bụng xác chết rồi châm lửa làm đèn cho tới khi cái thây chỉ còn là một đống tro tàn. Bọn thuộc hạ của Đổng Trác thu gom xương thịt của ông đem đi cải táng nhưng lại bị sấm sét đánh trúng mộ của Đổng Trác đến mấy lần, lại đem chôn tiếp cho đến thi thể Trác bị sét đánh nát hết. (theo Tam Quốc Diễn Nghĩa)
Viên Thiệu
Viên Thiệu tự là Bản Sơ là 1 tướng cuối thời Hậu Hán, anh trai của Viên Thuật, trấn giữ 1 vùng phía bắc rộng lớn của Trung Quốc cho đến năm 200 thì bị mất do sự xâu xé trong nội bộ dẫn đến cuộc tiến công dễ dàng cho Tào Tháo. Viên Thiệu có uy nhưng thiếu dũng, binh lực hùng hậu nhưng không nghe lời khuyên của Điền Phong mà dẫn đến mất nước, là người chỉ trọng cái lợi nhỏ ở trước mắt. Ngược với Tào Tháo là người hiểu người, biết trọng nhân tài và biết chọn lựa kế sách thực hiện 1 cách quyết đoán, Viên Thiệu thích nhiều mưu nhưng lại hay do dự , thiếu quyết đoán.
Trương Giác
Trương Giác (tiếng Trung: 張角) (140?-184) là thủ lĩnh của Hoàng Cân chi loạn, còn gọi là giặc Khăn Vàng, thời kỳ cuối nhà Đông Hán ở Trung Quốc. Ông lập ra và lãnh đạo đội quân khăn vàng (triều đình nhà Hán gọi là giặc Khăn Vàng) chống lại triều đình nhà Hán nhưng đã bị triều đình đàn áp.
Ông là người huyện Cự Lộc, tỉnh Hà Bắc. Tháng giêng năm Trung Bình thứ nhất (184) đời Hán Linh Đế, bệnh dịch lan tràn khắp nơi. Là người theo Đạo giáo, ông tự xưng là đại hiền lương sư, cùng các đệ tử vân du bốn phương, dùng phép phù thủy chữa bệnh đồng thời truyền bá tư tưởng. Người các châu như Thanh Châu, Từ Châu, U Châu, Ký Châu, Kinh Châu, Dương Châu, Duyện Châu, Dự Châu theo ông rất đông. Ông thu thập được tới 100.000 tín đồ, chia thành 36 phương, mỗi phương đều đặt các thủ lĩnh chỉ huy để đứng lên khởi nghĩa mà sử sách Trung Hoa sau này gọi là Hoàng Cân chi loạn, do quân đội của ông đều đội khăn vàng trên đầu. Ông tự xưng là thiên công tướng quân, các em là Trương Lương và Trương Bảo xưng là nhân công tướng quân và địa công tướng quân. Chẳng may, sau đó không lâu ông mất vì bệnh.
Sau này, đến năm Nguyên Hòa thứ hai (1120) đời Tống Huy Tông, Phương Lạp nổi dậy chống lại triều đình nhà Tống và tôn ông là giáo chủ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét