Đăng nhập để cập nhật những mặt hàng mới nhất!

We'll not spam mate! We promise.

8/05/2013

Kiếm khách kinh đô - Phần 3





Ba

Từ sau trận đấu dưới gốc tùng Sagarimatsu, danh tiếng Mata Ichirō ngày càng nổi cồn.

Thứ đệ nhà Yoshioka thân thể cao ráo, khỏe mạnh, dáng người tuấn tú. Bước đi lại dịu dàng. Đến nỗi trong số bọn con gái có sắcở khu trường ngựa Yanagino có nhiều kẻ cho họa sĩ vẽ chân dung Mata Ichirō mà dán trong phòng.

Theo như ghi chép phía nhà Yoshioka thì nhân vật Bandan Uemon Naoyuki mà sau này tử chiến trong trận mùa hè ở Osaka đã có lần đến thăm võ đường này. Nhân vật tiếng tăm này trong thời gian dài lang bạt giang hồ khốn cùng túng quẫn có đến nương tựa nơi hòa thượng Dai-ryū của thiền viện Diệu Tâm mà cầm cự qua cơn đói. Lúc này Badan xưng danh là Thiết Ngưu, ngày ngày đi mây về gió khắp nơi trong kinh, gõ cửa từng nhà xin ăn. Hình dong lúc nào cũng như kẻ lang thang, hông lại đeo đại kiếm nên dân chúng thương hại mà tranh nhau bố thí.
Bandan Uemon ghé đến nhà Yoshioka ở Nishino Tōin chẳng qua cũng chỉ là vì mục đích này. Cũng giống như bách tính trong thành, Kempō thương hại cảnh ngộ không hợp thời mà cho mời vào thư phòng đãi làm thượng khách.

Bandan nhìn Mata Ichirō một hồi rồi nói

- Chẳng hay thiếu hiệp có phải là công tử nhà Yoshioka mà bọn con gái trong kinh vẫn truyền tụng không ?

Bandan nhìn chăm chú, ra vẻ quan tâm lắm. Kempō vốn đã từng gặp gỡ Bandan trước đây nên cũng không ngại ngùng gì,

- Thiết Ngưu tiên sinh là dũng sĩ vào sinh ra tử nơi chiến trường, vậy ngài thấy ngu đệ Mata Ichirō như thế nào ?

- À.

Bandan Uemon vốn không hiểu gì về binh pháp võ nghệ. Thuật đao thương kiếm pháp và chuyện chém giết nơi chiến trường là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trong số các bậc danh nhân võ nghệ thì hầu hết đều chưa từng trải qua kinh nghiệm chiến trường. Cho nên trong mắt của Bandan thì binh pháp võ nghệ chẳng qua chỉ là một cái “nghệ” như vẽ tranh khảy đàn mà thôi.

- Thiếu hiệp là một nghệ giả lanh lợi hoạt bác.

Uemon thật thà đáp. Kempō thản nhiên gật đầu nhưng dường như Mata Ichirō lại nổi nóng

- Vậy theo Thiết Ngưu tiên sinh thì kiếm thuật cũng chỉ là một thứ nghệ năng như đánh trống thổi sáo thôi sao ?

- Ấy, thật là phiền.

Uemon rót chén rượu như đùa cợt, một hơi uống cạn rồi lại rót thêm mấy chén nữa,

- Tại hạ không hiểu gì hơn ngoài chiện trận mạc chiến trường. Vì chưa từng nghe thấy chuyện chỉ cần dùng đao thuật kiếm pháp thôi mà công được thành nên tại hạ cho rằng chỉ là một cái nghệ mà thôi.

- Thế thì tiểu sinh xin được lĩnh giáo một chiêu với tiên sinh. Nào xin mời ra võ đường.

Mata Ichirō toan đứng dậy nhưng Kempō đã vội ngăn lại,

- Mata, đã quên gia pháp rồi sao !

Nhà Yoshioka trước đây cũng đã từng xảy ra chuyện tương tự như thế này. Chuyện xảy ra với Kempō đời trước là Naokata, phụ thân của huynh đệ Naotsuna. Theo như ghi chép thì lúc bấy giờ Thái Cáp Toyotomi Hieyoshi cho vời Naokata vào thành Fushimi cho tỷ thí với Katō Kazue Nokami Kiyomasa. Kiyomasa là danh tướng một đời bên cạnh Hideyoshi, từng vào sinh ra tử lập biết bao chiến công. Trong lần xuất binh sang Triều Tiên, quân đội Hideyoshi gặp mãnh hổ tấn công thì Kiyomasa đã một mình giết hổ giải nguy. Nhưng nếu là Hideyoshi cho vời Naokata thì quả thật kỳ lạ. Ban đầu Hideyoshi chỉ xuất thân từ một anh lính trơn rồi lập được công trạng mà lên đến chức Thái Cáp, nắm thiên hạ trong tay nhưng cho đến lúc chết cũng chẳng hề tỏ vẻ hứng thú với giới kiếm khách, võ nghệ. Mà suốt đời cũng chẳng hề nhắc đến chữ võ nghệ. Như vậy hẳn là Hideyoshi không cho gọi Naokata mà chính là Kiyomasa đã cho gọi Kempō đời trước đến dinh thự Katō trong thành Fushimi.

- Hãy đấu với ta một hiệp.

Kiyomasa truyền rồi bước ra vườn.

Dĩ nhiên Kiyomasa cũng chẳng phải là người am hiểu binh pháp. Chẳng qua chỉ là chút tự tin vào kinh nghiệm chiến trường, từ năm mười mấy tuổi đã xông pha trận mạc chưa một lần trễ nải.

Nhưng khi vác mộc kiếm vào trận thì đã bị Kempō Naokata nhanh nhẹn đến sát bên mà đánh nhẹ vào tay.

- Lại lần nữa nào !

Đối với Kempō thì Kiyomasa là bậc quý nhân nên không dám bổ thẳng lên đầu nên mấy lần đấu lại đều chỉ chém nhẹ vào tay mà thôi.

- Ta đã thấy cái nghệ của nhà ngươi rồi. Để ta cho ngươi xem thế nào là thực chiến.
Koyomasa vận binh giáp đã chuẩn bị sẵn, đầu đội mũ trụ, tay chống trường thương uy phong lẫm liệt như tướng nhà trời.

- Yatt !!!

Kiyomasa thét lớn, Naokata thấy uy vũ mà hoảng sợ, không, chỉ là giả vờ hoảng sợ mà vứt mộc kiếm, bất giác phủ phục. Quả nhiên đúng là con người của Naokata. Cho dùng có thật là sợ uy dũng của Kiyomasa đi nữa nhưng nếu đấu thật thì Naokata cũng không thua. Nhưng nếu cứ gây phương hại cho lòng tự trọng của Kiyomasa thêm nữa thì một kẻ võ nghệ khó mà lường hết được, kết quả là nhà Yoshioka hẳn sẽ không yên ổn gì. Hẳn là Naokata đã thấy được điều này. Nhưng vì chuyện này mà thế gian vẫn rêu rao

- Quả nhiên là ngay cả Yoshioka cũng phải thua uy dũng của Kazue Nokami.
Kempō Naotsuna sau này mới căn dặn môn sinh

- Binh pháp võ nghệ không phải là cái nghệ nơi chiến trường nên các ngươi nhất quyết không được tỷ thí với những kẻ tự mãn về kinh nghiệm trận mạc.

Nếu nói về chuyện xông pha trận mạc trên lưng ngựa thì Bandan Uemon cũng không hề thua kém Katō Kiyomasa. Nhưng Naotsuna đã thấy rõ binh pháp võ nghệ và chuyện trận mạc là hai việc khác nhau, còn gì ngu ngốc hơn khi tranh hơn thua tại võ đường Yoshioka này, một họ vẫn chuyên bán võ nghệ để kiếm sống. Vì vậy mà Kempō đã cản Mata Ichirō lại. Vừa quan sát thái độ tôn đại của Uemon mà Kempō Naotsuna nghĩ đến chuyện khác

- Vậy thì binh pháp là cái gì ?

Naotsuna trong thời gian dài đã ôm ấp mối ngờ vực này.

Nếu chỉ là cái thuật đâm chém đối phương trên chiến trường thì người như Uemon cũng hơn hẳn bọn binh pháp giả làng nhàng. Mà cũng đúng như lời Uemon nói, cho dù có mài giũa kiếm pháp võ nghệ đến đâu đi nữa thì cũng không thể dùng để chiếm thành đoạt đất được. Như vậy thì binh pháp võ nghệ dùng để làm gì ?

Naotsuna đem mối ngờ này đến hỏi Bandan Uemon,

- Tại hạ cũng không rõ. Nhưng gần đây ở Edo có phái Yagyū-ryū tiếp thu “tâm thuật” của Thiền gia, hình như binh pháp võ nghệ là ngộ đạo, dùng làm phương tiện để khai ngộ tinh thần. Nhưng nếu như thế thì không cần cầm đao mà cạo đầu làm thầy tu thì có phải hay hơn không ?

- Có thể lắm.

Trong tận thâm tâm Kempō cũng đồng ý với điều này.

- Như vậy thì binh pháp của họ Yoshioka chẳng phải là ngộ đạo như phái Yagyū-ryū, mà cũng không phải là thuật chém giết nơi chiến trường như các phái khác. Võ nghệ phái Yoshioka-ryū chỉ là để bảo vệ gia tộc mà thôi.

Trong một thời gian dài Kempō suy nghĩ một cách sai lầm như vậy. Trong sinh hoạt thường nhật đã bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực chính vì chuyện này.

Socializer Widget By Blogger Yard
Like →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét