Nghiên cứu trên được các nhà khoa học Đại học bang Michigan, Mỹ công bố trên tạp chí Nature Communications. Ông Christoph Adami, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, quá trình tiến hóa sẽ trừng phạt bạn nếu bạn ích kỷ và hẹp hòi.
Trong thời gian ngắn và với các đối thủ cụ thể thì những người ích kỷ
có thể thành công hơn. Tuy nhiên sự ích kỷ là điều không bền vững trong
quá trình tiến hóa. Kết luận này đi
ngược lại với “Định thức Zero”, một lý thuyết cho rằng, người ích kỷ
luôn thành công trước những người biết hợp tác.
Nghiên cứu được các nhà khoa học thực hiện ở hai tù nhân là bạn thân.
Theo đó, một trong hai người phải tố cáo người còn lại có tội. Người tố
cáo sẽ được tự do còn người kia sẽ bị tù 6 tháng. Nếu hai người cùng tố
cáo nhau thì cả hai cùng bị tù ba tháng, trường hợp cả hai đều im lặng
thì họ chỉ ngồi tù tối đa một tháng.
Trong lúc bị tạm giam, nếu hai tù nhân nói chuyện với nhau thì điều đó
có thể tạo dựng sự tin tưởng và nhiều khả năng họ sẽ hợp tác với nhau,
vì cả hai chỉ ngồi tù một tháng. Tuy nhiên nếu họ không được phép trao
đổi với nhau, thì chiến lược tốt nhất là tố cáo người kia, vì nó đảm bảo
người tố cáo không bị ngồi tù lâu.
Nhóm khoa học còn sử dụng mô hình máy tính để chạy hàng ngàn trò chơi
nhằm xác định “Định thức Zero” hay tính ích kỷ sẽ giúp người chơi chiến
thắng đối thủ.
Ông Arend Hintze, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, cách duy nhất để
“Định thức Zero” có thể tồn tại là con người phải hiểu đối thủ của họ.
Ngay cả khi người ích kỷ liên tục thành công, thì về lâu dài họ vẫn phải
tiến hóa thoát khỏi "Định mức Zero" để có thể hợp tác với nhau.
Theo các nhà khoa học, giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong sự hợp
tác và cũng là lý do chính để con người thiết lập mối quan hệ với nhau.
Họ tin rằng có 5 cơ chế độc lập thúc đẩy sự hợp tác, trong đó những
người có xu hướng hợp tác với nhau thường tránh xa những kẻ ích kỷ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét