Cắt các bộ phận cơ thể, khoan xương, phẫu thuật thùy não... là những phương pháp được áp dụng để chữa bệnh rối loạn tâm thần.
Tâm thần học là một ngành y khoa chuyên về nghiên cứu và điều trị các hiện tượng và chứng bệnh rối loạn tâm thần. Trong lịch sử, phương pháp điều trị tâm thần là một trong những yếu tố khiến nhiều bệnh nhân tử vong nhất. Có một phần không nhỏ bệnh nhân tử vong là do họ được áp dụng sai phương pháp điều trị. Dưới đây là 5 phương pháp điều trị tâm thần tồi tệ nhất trong lịch sử.
1. Cắt bỏ phần bị nhiễm bệnh
Bác sĩ Henry Cotton là một bác sĩ tâm thần - người có lẽ thậm chí còn “điên” hơn cả các bệnh nhân của ông. Ông cho rằng, rối loạn tâm thần thực sự do nhiễm trùng gây ra. Do đó, phương thuốc ông đưa ra chỉ đơn giản là cắt bỏ các phần bị nhiễm bệnh của cơ thể.
Trong khoảng thời gian từ 1907 - 1930, trong bệnh viện tâm thần của mình, ông đã tra tấn phần lớn bệnh nhân theo cách này. Ông nhổ răng của bệnh nhân, sau đó, khi thấy bệnh tình chưa thuyên giảm, ông không ngần ngại cắt bỏ các bộ phận khác. Kết quả là, chỉ có 50% người bệnh sống sót theo phương pháp điều trị này.
2. Khoan xương
Khoan xương đã tồn tại trong một thời gian dài cùng lịch sử. Những người nguyên thủy cũng đã từng sử dụng nó như một phương pháp chữa trị bất cứ bệnh gì liên quan đến đầu, từ đau đầu cho đến các vết thương hở. Họ cố gắng tìm cách khoan vào trong hộp sọ của người bệnh để khám phá xem người đó mắc bệnh gì. Tất nhiên, người bệnh sẽ không thể chịu nổi phẫu thuật kiểu này và tử vong.
3. Phẫu thuật thùy não
Đây là một trong những phương pháp y học tồi tệ nhất từng được phát minh. Antonio Egas Moniz đã cho rằng, các vấn đề tâm thần có nguồn gốc bắt đầu từ thùy não. Vì vậy, ông đã quyết định thử nghiệm trên bệnh nhân của mình.
Lý thuyết của ông là cắt bỏ thùy não để kiềm chế các rối loạn, khiến bệnh nhân trở nên bình tĩnh và sẵn sàng trở lại cuộc sống. Sau ca phẫu thuật, quả nhiên bệnh nhân bớt hoảng loạn, phá phách và trở nên trầm tính hơn hẳn. Thật không may, ông đã nhầm, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân mất luôn bản ngã và khả năng cân bằng của mình, trở nên vô cảm.
Thế nhưng chờ đến khi các bác sĩ phẫu thuật thần kinh tẩy chay liệu pháp dã man này thì cũng đã có tới gần 70.000 người trên toàn thế giới trở thành nạn nhân của nó, trong số đó có cả em gái của cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy. Phương pháp này hiện nay đã chính thức bị bãi bỏ trên toàn thế giới vì lý do thiếu tính khoa học.
4. Sốc điện
Một trong những phương pháp điều trị tâm thần tồi tệ nhất là sốc điện. Sốc điện lần đầu tiên được sử dụng bởi bác sĩ Ugo Cerletti và Lucio Bini năm 1938, bệnh nhân đã phải chịu đựng dòng điện lên đến 400V đi qua não.
Điều này có thể khiến bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ cũng như gặp thương tổn lâu dài về não bộ. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn có nhiều bác sĩ tâm thần từ chối thừa nhận các tác dụng phụ của sốc điện. Phương pháp này vẫn được sử dụng như một hướng điều trị với sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà.
5. Hôn mê cảm sinh
Làm thế nào để "hôn mê" trở thành một liệu pháp chữa trị? Đây là những gì bác sĩ Manfred Sekel đã nghĩ khi ông lần đầu tiên thử nghiệm liệu pháp này trên một bệnh nhân nghiện ma túy. Ông đã cho bệnh nhân dùng một lượng lớn insulin, khiến cô rơi vào tình trạng hôn mê. Khi cô thức dậy, cô tuyên bố mình đã trải qua một phương pháp điều trị kỳ diệu. Điều này đã mang lại sự nổi tiếng cho vị bác sĩ “điên” này.
Trong một thời gian dài, phương pháp điều trị này đã được áp dụng trên rất nhiều bệnh nhân tâm thần, nhưng nó đã bị buộc ngừng lại khi phát hiện, một số bệnh nhân có suy nghĩ kì lạ về cái chết do sử dụng quá liều insulin.
Tâm thần học là một ngành y khoa chuyên về nghiên cứu và điều trị các hiện tượng và chứng bệnh rối loạn tâm thần. Trong lịch sử, phương pháp điều trị tâm thần là một trong những yếu tố khiến nhiều bệnh nhân tử vong nhất. Có một phần không nhỏ bệnh nhân tử vong là do họ được áp dụng sai phương pháp điều trị. Dưới đây là 5 phương pháp điều trị tâm thần tồi tệ nhất trong lịch sử.
1. Cắt bỏ phần bị nhiễm bệnh
Bác sĩ Henry Cotton là một bác sĩ tâm thần - người có lẽ thậm chí còn “điên” hơn cả các bệnh nhân của ông. Ông cho rằng, rối loạn tâm thần thực sự do nhiễm trùng gây ra. Do đó, phương thuốc ông đưa ra chỉ đơn giản là cắt bỏ các phần bị nhiễm bệnh của cơ thể.
Trong khoảng thời gian từ 1907 - 1930, trong bệnh viện tâm thần của mình, ông đã tra tấn phần lớn bệnh nhân theo cách này. Ông nhổ răng của bệnh nhân, sau đó, khi thấy bệnh tình chưa thuyên giảm, ông không ngần ngại cắt bỏ các bộ phận khác. Kết quả là, chỉ có 50% người bệnh sống sót theo phương pháp điều trị này.
2. Khoan xương
Khoan xương đã tồn tại trong một thời gian dài cùng lịch sử. Những người nguyên thủy cũng đã từng sử dụng nó như một phương pháp chữa trị bất cứ bệnh gì liên quan đến đầu, từ đau đầu cho đến các vết thương hở. Họ cố gắng tìm cách khoan vào trong hộp sọ của người bệnh để khám phá xem người đó mắc bệnh gì. Tất nhiên, người bệnh sẽ không thể chịu nổi phẫu thuật kiểu này và tử vong.
3. Phẫu thuật thùy não
Đây là một trong những phương pháp y học tồi tệ nhất từng được phát minh. Antonio Egas Moniz đã cho rằng, các vấn đề tâm thần có nguồn gốc bắt đầu từ thùy não. Vì vậy, ông đã quyết định thử nghiệm trên bệnh nhân của mình.
Lý thuyết của ông là cắt bỏ thùy não để kiềm chế các rối loạn, khiến bệnh nhân trở nên bình tĩnh và sẵn sàng trở lại cuộc sống. Sau ca phẫu thuật, quả nhiên bệnh nhân bớt hoảng loạn, phá phách và trở nên trầm tính hơn hẳn. Thật không may, ông đã nhầm, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân mất luôn bản ngã và khả năng cân bằng của mình, trở nên vô cảm.
Thế nhưng chờ đến khi các bác sĩ phẫu thuật thần kinh tẩy chay liệu pháp dã man này thì cũng đã có tới gần 70.000 người trên toàn thế giới trở thành nạn nhân của nó, trong số đó có cả em gái của cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy. Phương pháp này hiện nay đã chính thức bị bãi bỏ trên toàn thế giới vì lý do thiếu tính khoa học.
4. Sốc điện
Một trong những phương pháp điều trị tâm thần tồi tệ nhất là sốc điện. Sốc điện lần đầu tiên được sử dụng bởi bác sĩ Ugo Cerletti và Lucio Bini năm 1938, bệnh nhân đã phải chịu đựng dòng điện lên đến 400V đi qua não.
Điều này có thể khiến bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ cũng như gặp thương tổn lâu dài về não bộ. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn có nhiều bác sĩ tâm thần từ chối thừa nhận các tác dụng phụ của sốc điện. Phương pháp này vẫn được sử dụng như một hướng điều trị với sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà.
5. Hôn mê cảm sinh
Làm thế nào để "hôn mê" trở thành một liệu pháp chữa trị? Đây là những gì bác sĩ Manfred Sekel đã nghĩ khi ông lần đầu tiên thử nghiệm liệu pháp này trên một bệnh nhân nghiện ma túy. Ông đã cho bệnh nhân dùng một lượng lớn insulin, khiến cô rơi vào tình trạng hôn mê. Khi cô thức dậy, cô tuyên bố mình đã trải qua một phương pháp điều trị kỳ diệu. Điều này đã mang lại sự nổi tiếng cho vị bác sĩ “điên” này.
Trong một thời gian dài, phương pháp điều trị này đã được áp dụng trên rất nhiều bệnh nhân tâm thần, nhưng nó đã bị buộc ngừng lại khi phát hiện, một số bệnh nhân có suy nghĩ kì lạ về cái chết do sử dụng quá liều insulin.